(vhds.baothanhhoa.vn) - Hoạt động xuất khẩu gặp khó, nhiều chợ đầu mối, nhà hàng, quán ăn tại các tỉnh, thành phố lớn và khu du lịch tạm thời dừng hoạt động do giãn cách xã hội… khiến cho việc tiêu thụ hải sản gặp khó khăn. Tại Thanh Hóa từ tháng 4-2021 đến nay tôm thẻ chân trắng khó tiêu thụ, giá giảm sâu, nhiều hộ phải bỏ trống ao nuôi sau thu hoạch.

Giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu, người nuôi tôm càng nuôi càng lỗ

Hoạt động xuất khẩu gặp khó, nhiều chợ đầu mối, nhà hàng, quán ăn tại các tỉnh, thành phố lớn và khu du lịch tạm thời dừng hoạt động do giãn cách xã hội… khiến cho việc tiêu thụ hải sản gặp khó khăn. Tại Thanh Hóa từ tháng 4-2021 đến nay tôm thẻ chân trắng khó tiêu thụ, giá giảm sâu, nhiều hộ phải bỏ trống ao nuôi sau thu hoạch.

Giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu, người nuôi tôm càng nuôi càng lỗ

Việc tiêu thụ tôm thẻ chân trắng rất khó khăn, nhiều hộ nuôi lao đao.

Tại huyện Hậu Lộc, thời điểm này nhiều hộ nuôi đang tranh thủ bán tôm do sợ ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiện, tôm thẻ chân trắng có giá giao động từ 80.000-120.000 đồng/kg tùy kích cỡ tôm, giảm khoảng 40.000-80.000 đồng/kg so với trước.

Anh Nguyễn Văn Thủy ở xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Vụ trước, gia đình tôi đã bị lỗ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tình hình này gia đình không đủ vốn để đầu tư vụ tiếp”.

Giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu, người nuôi tôm càng nuôi càng lỗ

Giá tôm thẻ chân trắng giảm từ 40.000-80.000 đồng/kg so với năm trước tùy kích cỡ tôm.

Chưa kịp vui mừng vì tôm được mùa, mấy ngày nay anh Bùi Văn Lâm (xã Nga Tân, huyện Nga Sơn) lo lắng vì vẫn chưa thể liên hệ được với thương lái để tiêu thụ. Với giá tôm thẻ chân trắng thấp như hiện tại, bán chậm ngày nào đồng nghĩa với việc phải bù thêm chi phí phát sinh ngày ấy.

Anh Bùi Văn Lâm cho biết: Mọi năm chưa đến ngày thu hoạch đã có thương lái đến đặt mua cả ao, năm nay giá giảm đến 30% so với những năm trước mà chào hàng mãi vẫn chưa có người mua. Bán lẻ cũng rất khó do nhu cầu thấp, việc vận chuyển tôm cần thở oxy nên lại càng khó.

Tôm khó tiêu thụ nhưng giá các loại vật tư đầu vào, giá giống tăng cao liên tục, do đó sau thu hoạch một số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đã phải bỏ trống ao nuôi.

Giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu, người nuôi tôm càng nuôi càng lỗ

Giá tôm xuống thấp trong khi giá con giống, vật tư tăng cao.

Những năm gần đây nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh tại Thanh Hóa cho giá trị kinh tế cao nên được nhiều hộ đầu tư. Tuy nhiên, ở một số địa phương tình trạng người dân nuôi tự phát nhiều, không có sự liên kết, tiêu thụ trôi nổi nên việc đứt gãy hoạt động lưu thông hàng hóa đã ảnh hưởng lớn đến đầu ra.

Ông Phạm Văn Sinh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn cho biết: Huyện có 424 ha diện tích nuôi tôm, trong đó có 243 ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ đầu năm 2021 đến nay do ảnh hưởng của dịch, bệnh COVID-19, giá tôm giảm mạnh, hoạt động tiêu thụ gặp khó khăn. Huyện đã thường xuyên xuống các hộ nuôi động viên nắm bắt tình hình, đồng thời khuyến cáo các hộ cân nhắc kỹ trong việc tái đầu tư.

Dự báo trong thời gian tới giá tôm thẻ chân trắng chưa thể phục hồi lại như trước do dịch, bệnh vẫn phức tạp, trong khi đó chi phí đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng thời điểm này rất cao, vì thế các hộ nuôi cần chủ động, linh hoạt trong sản xuất để thích ứng với diễn biến của thị trường.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]