(vhds.baothanhhoa.vn) - Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là điều bắt buộc, thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ trong công tác này, đáng ngại hơn chính người lao động cũng không mặn mà với cơ chế, chính sách này.

Khám sức khỏe định kỳ: Lao động không mặn mà hay doanh nghiệp thờ ơ?

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là điều bắt buộc, thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ trong công tác này, đáng ngại hơn chính người lao động cũng không mặn mà với cơ chế, chính sách này.

Khám sức khỏe định kỳ: Lao động không mặn mà hay doanh nghiệp thờ ơ?

Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 30/6/2016 về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động quy định các nội dung quản lý về sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm: khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ bệnh nghề nghiệp. Việc quản lý chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

Qua tìm hiểu, việc khám chữa bệnh cho người lao động hiện nay chỉ thực hiện được tại một số cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước có quy mô lớn. Còn lại, tại các doanh nghiệp hoạt động manh mún, quy mô nhỏ, lẻ công tác này chưa thực sự chú trọng.

Theo thống kê ngành chức năng, trong năm 2020 tỉnh Thanh Hóa phấn đấu tạo việc làm mới cho khoảng 69 nghìn lao động, trong đó khoảng 10 nghìn lao động làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra các sàn giao dịch việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực từng địa phương. Qua đó, người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập…

Trong thời gian qua, ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, trong khi đó việc người lao động không mặn mà hoặc không chấp hành quy định khám sức khỏe định kỳ cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp lơ là, thờ ơ đến quyền lợi người lao động.

Đã 5 năm qua, chị Hoàng Thị K, công nhân Nhà máy gạch Tuynel Thiệu Giao (Thiệu Hóa) chưa một lần được công ty cho đi khám sức khỏe định kỳ, tuy làm việc trong môi trường bụi bặm, độc hại, thế nhưng chị và nhiều công nhân khác không được hưởng quyền lợi khác của người lao động. Bản thân chị cũng không biết có quy định được khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp.

Khám sức khỏe định kỳ: Lao động không mặn mà hay doanh nghiệp thờ ơ?

Người lao động thường chủ quan đối với sức khỏe của mình

Đối với lao động làm việc thời vụ tại một số nhà xưởng, công ty vừa và nhỏ, việc có thêm thu nhập phụ giúp gia đình đã là điều may mắn, bởi thời buổi khó khăn như hiện nay, việc kiếm một công việc chẳng hề đơn giản. Thế nên, có hay không khám sức khỏe định kỳ đối với họ cũng là điều bình thường.

Khám sức khỏe định kỳ: Lao động không mặn mà hay doanh nghiệp thờ ơ?

Dù lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, bụi bặm, thế nhưng nhiều doanh nghiệp, cơ sở không quan tâm đến sức khỏe cho lao động của mình

Anh Lê Văn H, công nhân một xưởng chế tác đá mỹ nghệ xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) cho biết phần lớn lao động làm việc tại cơ sở chế tác đá này thường xuyên chịu nhiều khói bụi, nặng nhọc, nhưng họ không quan tâm đến vấn đề sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân. Nhiều người vẫn lạc quan tin rằng, đã làm nghề này nhiều năm, không cần bảo hộ lao động, không cần khám sức khẻo định kỳ, nhưng sức khỏe vẫn tốt, không thấy ốm đau gì.

Thực tế, rất nhiều lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, bản thân họ cũng không ý thức được sức khỏe. Tại các xưởng chế biến đá, nhà máy gạch, mỏ đá, làng nghề rèn, đúc đồng… công nhân thường xuyên tay trần, chân đất ngày ngày đối mặt với khói bụi, nguy hiểm là chuyện thường tình. Thế nhưng, chính lao động làm việc trong những ngành nghề này lại “ chủ quan” với sức khỏe của mình. Điều đó, tạo “kẻ hở” cho doanh nghiệp trốn tránh việc đăng ký khám sức khỏe định kỳ công nhân.

Khám sức khỏe định kỳ: Lao động không mặn mà hay doanh nghiệp thờ ơ?

Lao động làm việc tại một xưởng chế tác đá xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính cầm chừng, quy mô nhỏ lẻ nên ít chú trọng đến công tác an toàn, vệ sinh lao động. Trong khi nhận thức của công nhân lao động hạn chế, nên những nguy cơ về sức khỏe, tính mạng không hề biết trước, rất dễ mắc bệnh nghề nghiệp do làm việc trong môi trường bụi bặm, tiếng ồn, khói bụi độc hại…

Bà Hà Thị Ngân, Trưởng phòng Lao động – TB&XH huyện Thọ Xuân, cho biết Mục 2, Điều 21, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 1.3.2020 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đông quy định: “Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, nhưng người lao động không muốn khám.”

“Toàn huyện hiện có trên 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút trên 7.000 lao động, tập trung các lĩnh vực may mặc, xây dựng, thương mại. Thời gian qua, việc áp dụng các chế tài xử phạt các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, không đủ sức răn đe. Trong khi đó, nhiều lao động chủ yếu lao động thời vụ, nông thôn… thường không mặn mà, quan tâm đến quyền lợi, sức khỏe của mình.” Bà Ngân, thông tin thêm.

Theo Chánh thanh tra Sở Lao động-TB&XH Đỗ Văn Mười, do ảnh hưởng dịch COVID -19, một số doanh nghiệp hoạt động khó khăn, cầm chừng. Từ năm 2020 đến nay, đơn vị tiến hành kiểm tra 22 doanh nghiệp, trong đó 11 đơn vị chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc không khám đầy đủ và lập hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe cho người lao động theo quy định. Trong đó, đơn vị chưa xử phạt hành chính doạnh nghiệp nào, chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở, khiểm trách.

Trước nguy cơ tiềm ẩn tại nạn, mắc bệnh nghề nghiệp của lao động làm việc trong môi trường độc hại, ngành chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động; cử cán bộ theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, cấp sổ BHXH đầy đủ cho người lao động; nâng cao ý thức trách nhiệm của của các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đảm bảo khám sức khỏe định kỳ cho lao động đúng theo quy định… Đồng thời, xử lý nghiêm đối với đơn vị, doanh nghiệp không chấp hành quy định pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động…

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]