(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã có những bài học đau xót về “bệnh hình thức” - “cha đẻ” của “bệnh quan liêu”, bệnh “lãng phí”, lối sống xa hoa, hưởng thụ.

Lời Bác năm xưa: Thịt cả một con bò cơ à?

Đã có những bài học đau xót về “bệnh hình thức” - “cha đẻ” của “bệnh quan liêu”, bệnh “lãng phí”, lối sống xa hoa, hưởng thụ.

Lời Bác năm xưa: Thịt cả một con bò cơ à?

Phong cách giản dị của Bác Hồ đến từ những sinh hoạt đời thường, trong đó có việc ăn uống.

Theo lời kể của ông Phạm Văn Nền, người lái xe cho Bác Hồ trong những năm 1945-1947 và 1954-1969: Hòa bình rồi, Bác Hồ hay đi thăm các địa phương. Có lần Bác đi thăm một HTX ở tỉnh Hà Bắc (cũ), cuối buổi, một cán bộ báo cáo:

- Thưa Bác! Hôm nay Bác đến thăm, các cụ phụ lão ở đây có làm thịt một con bò tổ chức liên hoan, mừng Bác về thăm, mời Bác ở lại ăn cơm.

Bác nói:

- Thịt cả một con bò cơ à? Bác ăn chẳng được bao nhiêu mà các chú lại tính làm cả một con bò để đãi Bác. Bây giờ đã thịt bò thì cứ mời các cụ ăn cơm, còn Bác và các chú đây đã có cơm mang theo rồi.

Chúng ta cũng đã đã được đọc, được nghe nhiều câu chuyện tương tự trong mỗi lần về cơ sở của Bác. Trước khi đi, Bác thường bảo anh em phục vụ chuẩn bị cơm mang theo, lúc nào thuận tiện thì dừng lại ăn cơm. Xuống thăm các địa phương là để nắm tình hình thực tế và góp ý, nhắc nhở về các công việc, chứ không phải xuống dự tiệc tùng, gây tốn kém. Bác còn nói: “Người ta dọn ra một bữa sang. Bác cháu mình có khi chẳng ăn và chẳng ăn hết. Nhưng đi rồi để lại cái tiếng: Đấy Bác Hồ đến thăm cũng làm cơm thế này, thế nọ, cũng điều động người làm mất thời gian”.

Những lời nhắc nhẹ nhàng của Bác, cũng chính là lời nhắn nhủ và cũng là yêu cầu thực hành tiết kiệm, tránh “bệnh” hình thức.

Đã có những bài học đau xót về “bệnh hình thức” - “cha đẻ” của “bệnh quan liêu”, bệnh “lãng phí”, lối sống xa hoa, hưởng thụ. Đó là câu chuyện xảy ra ở một công ty thuộc ngành dầu khí cách đây vài năm. Trong khi lương bình quân của người lao động chỉ từ 4 - 8 triệu đồng và nhiều lần xảy ra tình trạng chậm, nợ lương, thì lãnh đạo doanh nghiệp này lại lập “quỹ đen” với khoản tiền lên tới hơn 80 tỷ đồng để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc “đối ngoại”. Có năm, tổng chi cho bộ máy công ty hoạt động là 47,8 tỷ đồng thì có tới 10 tỷ đồng là chi để “tiếp khách”. Chỉ trong 1 ngày đã chi tới 750 triệu đồng cho việc mua quà và tiếp khách, trong đó có gần 550 triệu đồng để chi cho việc “sinh nhật bố sếp”.

Là chuyện một huyện phải “mang tiếng” vì… nợ tới hàng chục tỷ đồng chi tiếp khách, ăn uống, sửa xe… nhiều năm không trả. Chẳng phải đó chính là áp lực rất thực tế ở nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp hiện nay - khách về không thể không tiếp, mà tiếp thì không lẽ để khách trả tiền?!. Dù biết rằng, với hầu hết các đoàn công tác, đều có phần công tác phí được thanh toán.

Đó còn là câu chuyện trong đời sống thường nhật của rất nhiều người, rất nhiều gia đình, trong đó có cả cán bộ, đảng viên chúng ta. Sự hình thức và lãng phí đến từ một món đồ ăn sáng để thừa, từ những bữa tiệc với ê hề đồ ăn mà không một ai đụng đũa, từ uống những chai rượu ngoại trị giá tiền triệu - bằng công sức lao động cả năm của người nông dân mà không mảy may suy nghĩ, và từ ngay chính trong gia đình với những phần thịt, cá thừa đổ đi sau mỗi bữa ăn.

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào cuộc sống từ năm 2005, nhưng lãng phí vẫn là căn bệnh trầm kha, nặng tính hình thức. Đó là vấn đề được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội Lê Thị Nga chỉ rõ trong phiên họp thứ 58 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rằng: Nhiều đơn vị “lẽ ra phải lập (Chương trình THTKCLP - PV) từ tháng 1 nhưng đến tháng 9 mới làm thì đâu còn tác dụng nữa”.

Nhấn mạnh chủ trương THTKCLP là chủ trương lớn của Đảng đã được thể chế trong pháp luật, bên cạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ: THTKCLP là vấn đề rất lớn nhất là đối với điều kiện khó khăn của nước ta. Tuy nhiên, báo cáo thường niên về THTKCLP lại chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều chương trình, báo cáo THTKCLP còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào thực chất, chưa bám sát vào các nội dung của Luật và Chương trình THTKCLP của Chính phủ.

Có ý kiến cho rằng, thay vì coi lãng phí như một thứ tệ nạn xã hội, một biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, cần nhìn nhận lãng phí là tội ác, là quốc nạn. Chính vì thế, cũng như phòng chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm đòi hỏi những giải pháp cấp bách và lâu dài. Biện pháp hữu hiệu nhất là cần hình thành thói quen tiết kiệm trong mỗi người dân, xây dựng một xã hội tiết kiệm.

Mới đây, tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là những phẩm chất cao quý của một người cách mạng. Đó là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Trong đó, “kiệm là tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, nhất là đối với của công”. Nhận thức rõ điều đó, mỗi cán bộ, đảng viên “đừng nói một đường làm một nẻo, nói trống rỗng; không thấm vào tim, vào gan vào ruột mình, biến thành hành động thì không phải học Bác”.

Lời Bác bao giờ cũng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ. Điều cần ở mỗi chúng ta là hãy hành động – thực hành tiết kiệm từ những sinh hoạt thường nhật cho đến quá trình thực thi công vụ.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]