(vhds.baothanhhoa.vn) - Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp hài hòa của các yếu tố về quan niệm giá trị, đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý, chính sách, nội quy,…được các thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận và tuân thủ. Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và phát triển trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối cảm xúc và hành vi của thành viên đồng thời hướng tới mục tiêu doanh nghiệp đặt ra.

Một số trao đổi về các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp hài hòa của các yếu tố về quan niệm giá trị, đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý, chính sách, nội quy,…được các thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận và tuân thủ. Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và phát triển trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối cảm xúc và hành vi của thành viên đồng thời hướng tới mục tiêu doanh nghiệp đặt ra.

Một số trao đổi về các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Cần khẳng định một điều rằng, văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới sự tồn tại, vận hành và phát triển của cả một tổ chức. Tạo dựng một nền văn hóa mạnh sẽ là lợi thế giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Nhưng ngược lại, nếu văn hóa doanh nghiệp không được quan tâm chú trọng sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khiến cho doanh nghiệp ngày một suy yếu và nhanh chóng dẫn tới sự thất bại.

Bên cạnh đó văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra nhiều lợi ích thiết thức liên quan tới tất cả các thành viên trong công ty đồng thời cũng chính là những người tạo ra văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp mạnh tạo ra môi trường làm việc thoải mái, dồi dào nguồn cảm hứng giúp cho nhân viên có động lực làm việc và đạt hiệu quả cao. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với nhân viên sẽ khiến cho họ cảm thấy mình được tôn trọng và tự hào vì mình là một phần quan trọng đóng góp vào sự thành công chung của công ty.

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra sức mạnh gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Các thành viên trong công ty sẽ cùng có những đánh giá và định hướng hành động sao cho phù hợp để giảm thiểu tình trạng phải đối mặt với các tranh cãi, xung đột về một vấn đề nào đó liên quan đến công việc. Từ đó xây dựng một đội ngũ làm việc thống nhất và hòa nhập.

Xây dựng nền văn hóa đặc trưng góp phần giúp doanh nghiệp tạo những dấu ấn riêng khác biệt trên thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp tang hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh lớn. Điều này còn đem lại nhiều lợi ích truyền thông, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả và ngày một vươn xa. Xuất phát từ những yêu cầu trên, theo chúng tôi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng nền móng

Đứng dưới góc độ của những nhà quản lý, lãnh đạo thì bạn cần phải có cái nhìn bao quát về giá trị và mục tiêu then chốt mà doanh nghiệp mình đang hướng tới. Mở ra những cuộc thảo luận chuyên sâu với những cấp quản lý, lãnh đạo khác trong công ty về việc xây dựng một nền móng vững mạnh để làm cơ sở cho quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp được đi đúng hướng và phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Để làm được điều này, bạn sẽ phải trả lời được những câu hỏi sau để có các đánh giá rõ hơn về những giá trị cốt lõi mà công ty tìm kiếm:

Bạn mong muốn công ty được biết đến như thế nào?

Các mục tiêu doanh nghiệp có thực sự phù hợp với mục tiêu cá nhân của các thành viên?

Bạn muốn công ty được đánh giá như thế nào?

Bước 2: Tuyển dụng đội ngũ nhân viên chất lượng

Tuyển dụng nhân sự như thế nào là phù hợp với văn hóa doanh nghiệp? Chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ luôn có xu hướng tuyển những nhân viên biết tôn trọng và làm theo các quy định, quy tắc đã được tạo ra trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu như công ty chỉ có những thành viên nguyên tắc và tuân theo quy định thì sẽ khó có thể giúp doanh nghiệp nêu ra các ý tưởng, mạnh dạn có những điều chỉnh góp phần xây dựng và củng cố một nền văn hóa doanh nghiệp hiện đại phù hợp với thời đại mới.

Đừng ngại tuyển dụng những nhân sự giỏi, cá tính, họ có thể phá vỡ nhưng quy tắc sẵn có nhưng sẽ góp phần đưa ra những ý tưởng, giải pháp mới giúp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, thường xuyên xây dựng các chương trình đào tạo để nhân viên có cơ hội bổ sung các kiến thức, kỹ năng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp của từng cá nhân.

Bước 3: Xác định giá trị công ty và đưa vào thực tiễn

Nhiều doanh nghiệp gần như bỏ qua việc xác định giá trị cốt lõi của mình hoặc có cố gắng xác định với một nội dung không cụ thể, manh tính chất chung chung. Việc xác định giá trị cốt lõi của công ty là một quá trình không hề dễ dàng bởi không có bất cứ một khuôn mẫu nào để dựa vào và làm theo. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mục tiêu, giá trị cốt lõi riêng mình, đó là giá trị duy nhất và giá trị ấy có thể là cơ hội giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh nếu như được thực hiện đúng hướng và đạt hiệu quả.

Để xác định giá trị cốt lõi của công ty thì tất cả các thành viên trong công ty cần phải tham gia đóng góp, điều này sẽ tạo cơ hội cho nhân viên nêu ra quan điểm, ý kiến riêng của mình để định hình công ty chính xác hơn, đồng thời góp phần vào làm gia tăng sự gắn bó của các thành viên trong công ty.

Tất nhiên, khi các giá trị cốt lõi của công ty đã được xác định thì cũng là lúc doanh nghiệp cần phải đảm bảo tất cả các quy trình làm việc, lên kế hoạch , định hướng , các quyết định thay đổi, phát triển của công ty phải được căn chỉnh sao cho bám sát với các giá trị đã đặt ra.

Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty phù hợp

Thực hiện đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty là việc quan trọng và cần thực hiện thường xuyên nếu doanh nghiệp muốn hoàn thành mục tiêu phá triển và đi theo các giá trị cốt lõi đã đặt ra từ đầu. Cần đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty sao cho phù hợp với các chính sách, ý kiến từ nhân viên và các yếu tố tác động bên ngoài.

Có thể thực hiện phương pháp khảo sát định kỳ hàng năm, đây là cơ hội cho nhân viên đưa ra những đánh giá, phản hồi về công ty, liên quan tới quy trình xây dựng kế hoạch làm việc hằng ngày, những hạn chế cần khắc phục, các vấn đề phát sinh trong công việc để đội ngũ quản lý sẽ có những lưu ý và đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp. Và một khi nền tảng các giá trị văn hóa của công ty được đặt ra thì cũng là việc theo dõi và duy trì những giá trị đó cần thực hiện liên tục giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững với nền văn hóa mạnh mẽ.

Tóm lại, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh thì cần nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều quá trình; tuy nhiên, theo chúng tôi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh thì cần thực hiện đồng bộ 4 bước trên. Hy vọng rằng nội dung bài viết sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp những thông tin quan trọng để làm nền tảng xây dựng văn hóa vững mạnh, giúp cho doanh nghiệp hoàn thành tốt các mục tiêu và không ngừng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

ThS. Dương Bá Tiến - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]