(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp nhiều nhất cả về sức người và sức của, là hậu phương lớn nhất chi viện cho chiến trường, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại năm 1954. Trong đó, phụ nữ Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp, góp phần làm nên một trận chiến “chấn động địa cầu”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phụ nữ Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp nhiều nhất cả về sức người và sức của, là hậu phương lớn nhất chi viện cho chiến trường, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại năm 1954. Trong đó, phụ nữ Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp, góp phần làm nên một trận chiến “chấn động địa cầu”.

Đóng góp của phụ nữ Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nhưng nổi bật nhất là việc xây dựng căn cứ địa Thanh Hóa vững mạnh, trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ và chi viện cho chiến trường.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Thanh Hóa là một tỉnh tự do, nằm trong vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh. Thanh Hóa vừa là cửa ngõ vùng tự do, vừa là hậu phương của kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, trực tiếp là Đảng bộ Thanh Hóa, quân và dân Thanh Hóa thực hiện đường lối kháng chiến - kiến quốc, làm theo lời dạy của Hồ Chủ tịch “xây dựng Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu”, đã vượt qua mọi hy sinh gian khổ, xây dựng Thanh Hóa thành căn cứ địa vững mạnh, chi viện kịp thời, đầy đủ cho chiến trường. Trong điều kiện thanh niên, trai tráng - những người khỏe mạnh lần lượt lên đường nhập ngũ giết giặc, lực lượng ở lại hậu phương chủ yếu là phụ nữ thì việc kiến quốc, xây dựng hậu phương kháng chiến chủ yếu do lực lượng phụ nữ đảm nhiệm. Trong điều kiện bị bao vây, phong tỏa, đánh phá, phải đương đầu với muôn vàn khó khăn nhưng với truyền thống cần cù, siêng năng, đảm đang, phụ nữ Thanh Hóa đã tích cực sản xuất và tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng quê hương, xây dựng hậu phương kháng chiến. Nhiều phụ nữ đã trở thành những tấm gương về sản xuất và các hoạt động văn hóa, xã hội, vệ sinh phòng bệnh. Trong thành tích chung xây dựng hậu phương kháng chiến của toàn dân có phần đóng góp quan trọng của phụ nữ tỉnh Thanh.

Bên cạnh việc đảm đang việc nhà cho chồng con yên tâm chiến đấu nơi chiến trường, phụ nữ Thanh Hóa còn tích cực động viên anh em và những người thân hăng hái lên đường đi chiến đấu.

Không thể thống kê hết những lá thư động viên bộ đội từ hậu phương Thanh Hóa, chỉ nói riêng đợt 2 phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đoàn dân công Thanh Hóa đã nhận được 28 ngàn lá thư từ hậu phương do đoàn đại biểu tỉnh nhà đem đến đã cho thấy tình cảm thắm thiết giữa hậu phương và tiền tuyến. Những lá thư từ người mẹ, người chị, người vợ, em gái từ hậu phương Thanh Hóa đến với các chiến sỹ nơi chiến trường là nguồn động viên lớn và trở thành sức mạnh, tiếp sức cho bộ đội.

Thành tích nổi bật của phụ nữ Thanh Hóa trong chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954 và trực tiếp trong chiến dịch Điện Biên Phủ là thành tích phục vụ chiến trường.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy: Huy động sức người, sức của tới mức tối đa cho chiến trường, tất cả cho chiến thắng. Tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợt I là đạt, vượt chỉ tiêu 150% kế hoạch đề ra. Đợt II dân công Thanh Hóa hoàn thành kế hoạch trước quy định 3 ngày. Trong đợt vận chuyển cho chiến dịch Điện Biên Phủ đợt III số dân công Thanh Hóa chiếm tới 80% trong đó có tới 25.000 chiến sỹ là nữ. Đã có nhiều tấm gương sáng của phụ nữ Thanh Hóa phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Chưa nói đến những đóng góp thầm lặng của những người mẹ, người chị đã giúp đỡ tạo điều kiện cho những người phụ nữ Thanh Hóa tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ nói tới con số hơn 25 ngàn phụ nữ tham gia dân công và phục vụ chiến dịch đã thấy được phần đóng góp rất lớn của phụ nữ Thanh Hóa vào chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Trong số hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ Thanh Hóa được Chính phủ và Hồ Chủ tịch khen thưởng trong đó có rất nhiều người là phụ nữ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Bây giờ hai tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Và mỗi người dân Thanh Hóa hôm nay đều hiểu rằng một phần quan trọng trong phần vinh dự đó là sự đóng góp đáng kể của chị em phụ nữ tỉnh Thanh.

Mạnh Hà


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]