(vhds.baothanhhoa.vn) - Từng bị người đời xa lánh, hắt hủi, nhưng những năm qua cuộc sống của những bệnh nhân phong tại thôn Tô, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy đã có nhiều đổi khác.

Sức sống mới ở “làng phong” Cẩm Bình

Từng bị người đời xa lánh, hắt hủi, nhưng những năm qua cuộc sống của những bệnh nhân phong tại thôn Tô, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy đã có nhiều đổi khác.

Sức sống mới ở “làng phong” Cẩm Bình

Một góc khu điều trị phong tại thôn Tô, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy

Ông Hà Văn Thiệp quê ở huyện Nga Sơn, năm nay đã ngoài 70 tuổi, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản lý bệnh nhân phong tại khu điều trị bệnh nhân phong thônTô, xã Cẩm Bình, cho biết: Khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, nơi đây là trại tập trung của những người mắc bệnh phong đến từ nhiều vùng khác nhau của tỉnh. Thời điểm đó có đến hàng trăm bệnh nhân.

Sức sống mới ở “làng phong” Cẩm Bình

Những bệnh nhân trong khi điều trị tại Trại phong

Những người mắc chứng bệnh này phải sống một cuộc sống trong “bóng tối”, mặc cảm về bản thân, tách biệt với thế giới bên ngoài, người dân thấy họ đều lảng tránh, thậm chí hắt hủi, hàng hóa họ làm ra bán không ai dám mua vì sợ lây bệnh.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Nhà nước, đặc biệt thông qua các chương trình chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, an sinh xã hội, giao đất, giao rừng cho những người bệnh phong, đời sống của họ đã trở nên khấm khá hơn.

Anh Trương Công Định, Trưởng thôn Tô cho biết thôn Tô hiện có 336 hộ/1.336 nhân khẩu, trước kia Trại phong nằm độc lập, không nằm ở thôn nào cả. Đầu năm 2019 có chính sách sáp nhập Trại phong vào thôn Tô, trong đó bao gồm 30 hộ là những bệnh nhân phong điều trị khỏi có thể tự lao động, sản xuất. Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh đã lấy vợ, lấy chồng, sinh con, sống hạnh phúc. Trong đó, ông Trịnh Xuân Tỵ và vợ đều mắc bệnh phong, hiện có hai người con, một người đang làm giáo viên tại huyện Bá Thước, một người làm công ty ở Hà Nội. Con bệnh nhân Trương Thị Viên đang làm hàn công nghệ cao. Con bệnh nhân Đặng Thị Nha làm tại một công ty du lịch ở Hà Nội…

Với họ, tâm lý tự ti, mặc cảm đã được trút bỏ, thay vào đó họ hăng hái tham gia sản xuất, nuôi dạy con cháu.Sức sống mới ở “làng phong” Cẩm Bình

Đường bê tông vào thôn Tô, nơi có những bệnh nhân phong đã khỏi bệnh sinh sống, lập nghiệp

Được biết, khu điều trị bệnh phong tại thôn Tô, xã Cẩm Bình là 1/11 khu điều trị phong của Miền Bắc, đến nay số lượng bệnh nhân ở đây đang có chiều hướng giảm do điều kiện, chính sách y tế dự phòng ngày càng phát triển.

Sức sống mới ở “làng phong” Cẩm Bình

Cuộc sống của bệnh nhân phong giờ đây đã đổi khác, họ tự tăng gia sản xuất.

Đã 24 năm công tác, điều trị cho không ít bệnh nhân khỏi bệnh, trong trí nhớ của y sĩ Nguyễn Anh Việt, Trưởng khoa điều trị phong (Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa) lần đầu lên nhận công tác, anh cũng không ngờ cuộc sống của bệnh nhân phong điều trị tại đây lại khổ cực như vậy. Những người mắc bệnh phong (hay còn gọi là bệnh hủi) thường rất xấu hổ, tự ti với bản thân, ít tiếp xúc với người ngoài.

Anh Việt cho biết, tâm lý người dân thường sợ lây bệnh chứ thực tế không phải vậy, chúng tôi làm việc ở đây khá lâu, ăn uống sinh hoạt, tiếp xúc với họ hàng ngày, nên cảm thấy rất bình thường.

Những người mắc chứng phong hầu hết ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, có người sống ở đây lâu nhất đã hơn 40 năm, trước đây có 36 người được điều trị tại đây, nay trung tâm còn lại 5 bệnh nhân phong độc thân, tuổi đã cao, các cụ đều đã khỏi bệnh chỉ để lại di chứng tàn tật. Đối với 5 bệnh nhân này chúng tôi chỉ chăm sóc, ngoài thời gian điều trị bệnh, họ vẫn trở về với gia đình, tham gia sinh hoạt cộng đồng…

Làng bệnh nhân phong hiện nay không còn hoang sơ, heo hút như trước nữa, những mái nhà, con đường bê tông mới đang xây dựng thêm hứa hẹn về một ngày mai tươi sáng của những phận đời, phận người từng một thời chịu nhiều đắng cay, khổ cực.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]