(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua công tác quản lý, bảo vệ công trình đê điều được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm, nhưng chưa giải quyết triệt để.

Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

Thời gian qua công tác quản lý, bảo vệ công trình đê điều được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm, nhưng chưa giải quyết triệt để.

Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều

Toàn tỉnh có hơn 1.008 km đê, trong đó đê từ cấp III đến cấp I dài 315 km, đê dưới cấp III dài 693 km, bảo vệ cho 17 huyện, thị, thành phố, trong đó có 242 xã có đê đi qua.

Do lịch sử để lại đê có nhiều vị trí đi qua khu dân cư và quá trình đầu tư, tu bổ, nâng cấp mở rộng mặt cắt đê, hiện còn nhiều công trình, nhà ở nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, việc di dời rất phức tạp, đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Đến nay, công tác di dời công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều vẫn chưa thực hiện được.

Bên cạnh đó, một số hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp vẫn cố tình xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, trên bãi sông vi phạm pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai, gây ảnh hưởng an toàn đê và thoát lũ lòng sông.

Các vi phạm chủ yếu như dựng lều quán trên mái đê, mặt đê, rào giậu, đào, đắp đất vào lòng bãi sông, xây bán bình, xây nhà, xây dựng khu chăn nuôi, dựng nhà cột, lợp mái tôn nhà xưởng…

Hơn nữa, tình trạng xe chở vật liệu xây dựng quá tải trọng gây hư hỏng một số tuyến đê như: đê hữu sông Mã thuộc địa bàn các xã Qúy Lộc, Yên Thọ, Yên Trường (Yên Định), tuyến đê tả sông Mã đi qua các xã Hoằng Châu, Hoằng Phong (Hoằng Hóa), Thiệu Hóa, Thọ Xuân…

Trong năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn huyện Thọ Xuân với số tiền 60 triệu đồng. Đồng thời giao UBND huyện Thọ Xuân xây dựng, hoàn thiện phương án tổ chức cưỡng chế theo quy định.

Năm 2020, trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp I toản tỉnh xảy ra 11 vụ, năm 2021 xảy ra 6 vụ vi phạm pháp luật về đê điều.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thiệu Hóa Hoàng Anh Tuấn, cho biết thời gian qua huyện đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quản lý chặt chẽ các bãi sông, không để người dân, doanh nghiệp tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều. Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, phối hợp xử lý nghiêm đối với xe quá tải trọng, gây hư hỏng mặt đê.

Tuy vậy, tình trạng vi phạm pháp luật đê điều tại một số tuyến đê trên địa bàn vẫn còn phổ biến, chưa xử lý dứt điểm. Điển hình tại đê tả sông Chu tại K34+400 (thị trấn Thiệu Hóa), K37+450 (Thiệu Nguyên), đê hữu sông Mã đoạn K33+450 (Thiệu Thịnh)…

Vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm Luật đê điều tại Km42+100 đê hữu sông Chu của hộ gia đình ông Trần Công Sơn do tập kết, kinh doanh vật liệu trái phép trên mặt đê, mái đê.

Nhằm nâng cao công tác quản lý về Luật đê điều, hàng năm Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản đôn đốc các địa phương xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thường xuyên tăng cường kiểm tra, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có đê ngăn chặn kịp thời, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm phát sinh mới. Tuyên truyền sâu rộng đến các hộ gia đình sinh sống khu vực ven đê, trên bãi sông, không xây dựng công trình, trồng cây lâu năm tại khu vực bãi sông. Kiên quyết thu hồi diện tích đất sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]