(vhds.baothanhhoa.vn) - Chiều 22/12, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do đồng chí Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác GD&ĐT.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất giáo dục

Chiều 22/12, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do đồng chí Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác GD&ĐT.

Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đầu Thanh Tùng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong thời gian qua, ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong năm 2020, cùng với việc xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được quan tâm xây dựng khang trang với tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đạt 87,7%. Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia có nhiều chuyển biến, toàn tỉnh đã có 1.522 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 75,9%. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên tiếp tục được quan tâm thực hiện. Đến nay tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên là 99,97%, trong đó trên chuẩn 76,1%. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được duy trì trong tốp đầu cả nước về thành tích thi học sinh giỏi Olympic quốc tế và khu vực. Từ năm 2015 đến nay Thanh Hóa đoạt 12 huy chương Olympic Quốc tế (7 HCV, 4 HCB, 1 HCĐ); đoạt 4 huy chương Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (1 HCV, 1 HCB, 2 HCĐ).

Cùng với đó, kết quả phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS luôn được giữ vững, đặc biệt là phổ cập tiểu học mức độ 3 - mức độ cao nhất hiện nay.

Bên cạnh kết quả đạt được, GD&ĐT Thanh Hóa vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, như: Các trường học khu vực vùng cao biên giới, vùng bãi ngang ven biển, khu vực nông thôn chất lượng còn thấp so với yêu cầu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy được quan tâm xây dựng song một số trường học còn khó khăn. Hiện giáo dục mầm non vẫn còn 15% số phòng học tạm; phòng học mượn và nhờ. Nhiều trường học đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, sau 5 năm cơ sở vật chất đã xuống cấp nhưng chưa có kinh phí để bổ sung, nâng cấp, không đủ tiêu chuẩn để đề nghị công nhận lại. Đội ngũ giáo viên thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, cùng với đó tình trạng thừa, thiếu cán bộ, giáo viên cục bộ chưa được giải quyết dứt điểm...

Ngành GD&ĐT Thanh Hóa đề nghị Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường các chương trình mục tiêu Quốc gia về GD&ĐT để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển. Có cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng 100% các trường tiểu học và THCS khu vực miền núi theo mô hình bán trú, nội trú. Có chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác ở khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn với mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng.

Ngành GD&ĐT Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ, các ngành liên quan giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng HS, số lớp tăng hằng năm. Đồng thời tham mưu cho Chính phủ quy định số lượng cụ thể (số lượng tối thiểu, tối đa) công chức làm việc tại phòng GD&ĐT, để thống nhất thực hiện trên toàn quốc, vì hiện nay công tác quản lý Nhà nước về GD&ĐT trên toàn quốc chưa thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, số lượng công chức làm việc tại phòng GD&ĐT...

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là các huyện miền núi.

Đồng chí đề nghị tỉnh Thanh Hoá cần tập trung xây dựng, đưa vào thực hiện 3 Đề án liên quan đến “Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên”, “Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất” và “Phát triển nguồn nhân lực”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để xây dựng và thực hiện tốt các đề án trên, HĐND tỉnh Thanh Hóa cần ban hành nghị quyết làm cơ sở triển khai thực hiện.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tỉnh Thanh Hoá cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục của 11 huyện miền núi trong tỉnh. Rà soát, sắp xếp lại cơ sở giáo chuyên nghiệp, quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên các cấp, các bậc học đáp ứng yêu cầu đổi mới để cùng với cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đối với sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ GD&ĐT, đặc biệt là việc thực hiện 3 Đề án mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gợi ý triển khai thực hiện trong thời gian tới, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi cách làm mới, quyết tâm cao của tỉnh nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng GD&ĐT tỉnh nhà.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]