(vhds.baothanhhoa.vn) - Với sự quan tâm đặc biệt mà Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (gọi tắt là Nghị quyết 58 - PV). Đây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển Thanh Hóa nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới, trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Phóng viên Báo VH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Văn Thát - Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (ảnh) để hiểu hơn những thời cơ, vận hội mới của tỉnh trong thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thời cơ và chiến lược cách mạng của Thanh Hóa do Bộ Chính trị và Trung ương giao phó

Với sự quan tâm đặc biệt mà Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (gọi tắt là Nghị quyết 58 - PV). Đây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển Thanh Hóa nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới, trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Phóng viên Báo VH&ĐS đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Văn Thát - Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (ảnh) để hiểu hơn những thời cơ, vận hội mới của tỉnh trong thời gian tới.

PV: Với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 58, Thanh Hóa đã trở thành một trong số ít địa phương trong cả nước được Bộ Chính trị đánh giá cao, tin tưởng và kỳ vọng về sự bứt phá đi lên, hòa nhịp cùng sự phát triển sôi động của các trọng điểm kinh tế, khu vực kinh tế động lực trong nước. Xin đồng chí đánh giá về những cơ hội mà tỉnh Thanh Hóa có được từ Nghị quyết 58?

Đồng chí Nguyễn Văn Thát: Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa mới được tiếp thu nghị quyết rất quan trọng Bộ Chính trị ban hành. Tôi coi đây là cơ hội xưa nay chưa bao giờ có. Nay, thời cơ mới đến được với chúng ta. Đứng về cá nhân tôi, tôi coi đây là thời cơ cách mạng đối với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa và cũng đúng là thời điểm sự phát triển của Thanh Hóa được Trung ương đánh giá đủ tầm để ra đời Nghị quyết 58. Đây là một nghị quyết có tầm chiến lược không phải của riêng Thanh Hóa nữa mà là của cả nước. Nghị quyết đã giao cho Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, các bộ, ngành thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư; và giao cho các tỉnh tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ liên kết, hợp tác với tỉnh Thanh Hoá để thúc đẩy cùng nhau phát triển, đã khẳng định Thanh Hóa có sứ mệnh rất lớn đối với sự nghiệp phát triển của đất nước trên một địa bàn chiến lược quan trọng từ thời kỳ kháng chiến trước đây và bây giờ là trong thời kỳ hội nhập. Thanh Hóa là một tỉnh có dân số đông, lại có các vùng kinh tế rộng lớn: trung du, đồng bằng, miền núi và ven biển. Việc hội tụ các điều kiện đã được xây dựng trên một quá trình phát triển lâu dài và cũng là sự trăn trở qua nhiều nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh. Từ đó, Thanh Hóa có sự phát triển lớn trong 20 năm gần đây và đặc biệt sự bứt phá trong 10 năm của thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI. Chúng ta đã tạo nên sự phát triển toàn diện về công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, thương mại, kinh tế, quốc phòng - an ninh, giáo dục, đặc biệt văn hóa - xã hội - y tế đã vươn lên tầng cao mới. Hiện nay, Thanh Hóa có địa thế quan trọng là hạ tầng cơ sở để tạo đà ngành công nghiệp phát triển. Từ Nghi Sơn chúng ta đã hình thành nên sân bay Thọ Xuân và hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại kết nối giữa tỉnh Thanh Hoá với các tỉnh Tây Bắc, nước bạn Lào. Vì thế kinh tế biển về vận tải, dịch vụ, logicstics phía Bắc, Thanh Hóa cũng sẽ góp phần gánh vác.

Đồng thời, với việc phát triển hạ tầng cơ sở, sẽ góp phần lớn vào việc phát triển du lịch. Chúng ta đã có du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch biển và nghỉ dưỡng... miền nào cũng có điều kiện phát triển du lịch. Nhìn về nông nghiệp, rõ ràng nông nghiệp Thanh Hóa rất lớn, phát triển được một tầng rồi nhưng so với yêu cầu thì còn rất thấp. Nghị quyết 58 đã chỉ ra phải ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Hiện nay, 40% dân số là lao động nông nghiệp, tương lai Bộ Chính trị dự tính năm 2025 là 30%, và năm 2030 chỉ còn 20%. Rõ ràng rằng chỉ tiêu về chỉ số lao động nông nghiệp như vậy đòi hỏi ngành nông nghiệp lên một tầm rất cao.

Với sự tin tưởng kỳ vọng mà Trung ương, Bộ Chính trị đặt ra cho Thanh Hóa cùng các điều kiện có sẵn, nghiên cứu những tồn tại để tìm ra được bài học, tạo ra sự tổ chức rộng lớn hơn, sâu hơn, bài bản hơn và bền vững hơn, tôi tin rằng, Thanh Hóa sẽ đưa kinh tế - xã hội lên tầm phát triển mới. Sự ra đời của Nghị quyết 58 như là một bà đỡ để nâng sự phấn đấu và phát triển của Thanh Hóa đi lên. Tôi nghĩ rằng từ nay đến các kỳ đại hội XIX, XX, XXI và XXII, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa cũng sẽ tập trung thực hiện Nghị quyết 58 này -đó là một chiến lược cách mạng của Thanh Hóa do Bộ Chính trị và Trung ương giao phó.

PV: Trong 9 mục tiêu Nghị quyết 58 đề ra, theo đồng chí, cái cốt lõi và trọng tâm mà Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa cần tập trung làm trước trong nhiệm kỳ tới là gì?

Đồng chí Nguyễn Văn Thát: Đúng, Bộ Chính trị đã đưa ra 9 nhiệm vụ, đồng thời cũng đặt ra 9 giải pháp. Phải làm toàn diện 9 giải pháp, đồng thời phải chọn nhiệm vụ nào là trọng tâm và đi đầu trong thời gian trước mắt. Nghị quyết phân kỳ 2025, 2030, và tầm nhìn 2045, vì thế phải chọn mục tiêu nào cho nhiệm kỳ sắp tới là điều kiện để phát triển cho nhiệm kỳ sau. Chúng ta thấy rất rõ điều trước hết, phải làm cho Nghi Sơn phát triển bền vững và ở vị trí, tầm cao khá, bên cạnh có các vùng trọng điểm “tứ sơn”. Thứ 2 là du lịch, cần tập trung phát triển để tạo điều kiện phân bổ lại lao động, tạo việc làm. Và vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là nông nghiệp. Không nhanh chóng tạo ra hạ tầng nông nghiệp để phát triển công nghiệp trong nông nghiệp và thị trường nông nghiệp thì Thanh Hóa không phát triển được. Cho dù chúng ta có đạt được 5.200 đô la thì sự phân tầng giữa đô thị và nông thôn là rất rộng. Hiện, vùng công nghệ cao ở Lam Sơn quy mô còn hẹp, cần phải có thêm chiến lược xây dựng công nghệ cao ở vùng đồng bằng với diện tích và quy mô lớn. Ngoài ra, nếu không nhanh chóng đưa miền núi phát triển thì rất khó để Thanh Hóa phát triển. Vì thế, xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn là rất quan trọng nhưng không thể chỉ tập trung vào Nghi Sơn mà còn cần phải có phương án đầu tư căn cơ, rộng mở, bền vững để đến năm 2025 đến 2030, Thanh Hóa sẽ đạt được tốc độ phát triển như mục tiêu mà Nghị quyết 58 đề ra.

Tôi vẫn nhớ ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thanh Hóa phải hết sức lưu ý sự phát triển văn hóa - xã hội. Văn hóa - lịch sử là nguồn lực để phát triển Thanh Hóa chứ không chỉ là chỗ vui chơi giải trí. Nguồn lực lịch sử văn hóa sẽ tạo nên nguồn lực phát triển kinh tế. Quan trọng hơn hết là phải giữ được bản sắc của quê hương mình.

PV: Để thực hiện và đạt được những mục tiêu và chỉ tiêu mà Nghị quyết 58 đề ra, rất cần sự năng động, nhạy bén của lãnh đạo tỉnh trong việc kết nối với các bộ, ngành của Trung ương và Chính phủ. Đồng thời, cũng cần sự đoàn kết, thống nhất trong cả hệ thống chính trị, đặc biệt là trong đội ngũ lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí nghĩ về vấn đề này như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Văn Thát: Đây là nội dung quan trọng, nhạy cảm và rất quyết định để Thanh Hóa đi lên. Trung ương, Bộ Chính trị đã nhiều lần nhắc đến Thanh Hóa phải đoàn kết và một lãnh đạo giỏi là tập hợp sự đoàn kết và cách sắp xếp lại cán bộ. Tôi cho rằng để thực hiện được nghị quyết, Thanh Hóa phải có sự đoàn kết hết sức bền vững, chặt chẽ, rộng mở, đồng thuận từ trên xuống dưới đặc biệt là trong nội bộ lãnh đạo. Nếu không đoàn kết thì không có sức vươn lên được. Trong Nghị quyết 58 các giải pháp nếu làm tốt thì có đoàn kết và phải có sự đoàn kết thì cũng mới thực hiện được các giải pháp. Đoàn kết thể hiện ở ý chí thực hiện, tính gương mẫu của Đảng bộ, của lãnh đạo và của mọi đảng viên và đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong tỉnh để đưa Thanh Hóa đi lên. Tôi cho rằng, trong sinh hoạt nghị quyết lần này phải đưa ra được giải pháp này, đoàn kết trước hết trong lãnh đạo để gương mẫu cho mọi người dân. Đoàn kết không phải giữ cho mình, hay là cái “mẹo”, mà phải là bản chất của cán bộ đảng viên vì đời sống người dân, vìmục tiêu chung của xã hội và của tỉnh để đưa Thanh Hóa đi lên thành một tỉnh phát triển tầm cỡ nằm trong tốp đầu của đất nước.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

Kiều Huyền (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]