(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 25/8, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 8 để nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2020 và cho ý kiến vào một các nội dung quan trọng khác. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

UBND tỉnh Thanh Hóa họp phiên thường kỳ tháng 8

Ngày 25/8, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 8 để nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2020 và cho ý kiến vào một các nội dung quan trọng khác. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trìphiên họp.

Tại hội nghị, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2020. Theo đó, tháng 8 dịch Covid -19 quay trở lại với diễn biến phức tạp, đã có ca bệnh dương tính trên địa bàn, song với sự tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, nên đến nay dịch Covid-19 đã được kiểm soát chặt chẽ, không để bùng phát, lây lan trong cộng đồng, tạo điều kiện duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh, tình hình kinh tế- xã hội cơ bản duy trì ổn định, hầu hết các ngành, lĩnh vực đạt kết quả khá so với tháng trước và cùng kỳ với nhiều chỉ tiêu tăng như: sản lượng thủy sản tăng 7,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,6%, tổng vốn đầu tư thực hiện tăng 8,9%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7,9%, giải ngân vốn đầu tư công đạt 60,3% kế hoạch... Hoạt động khoa học- công nghệ tiếp tục được chú trọng và tăng cường; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm; ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế; các chế độ, chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên đại bàn được giữ vững.

Tiếp đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày báo cáo Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2021 tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo nêu rõ mục tiêu tổng quát là tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khôi phục và phát triểnhoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển mạnh mẽ 4 trung tâm kinh tế động lực. 5 trụ cột tăng trưởng, 6 hành lang kinh tế... Một số chỉ tiêu chủ yếu cũng được chỉ rõ trong báo cáo như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên; GRDP bình quân đầu người đạt 2.980 USD trở lên; tổng vốn huy động vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 130.000 tỷ đồng; số doanh nghiệp thành lập mới đạt 3.000 doanh nghiệp trở lên; tốc độ tăng dân số dưới 1 %; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5%; xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 80%...

Đại diện các sở, ngành phát biểu tại phiên họp.

Cho ý kiến vào nội dung tình hình kinh tế- xã hội tháng 8, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng biểu dương các cấp, các ngành, các địa phương đã tích cực chủ động thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy có ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, nhưng tình hình kinh tế- xã hội tháng 8 của tỉnh cơ bản duy trì ổn định và có những bước phát triển khá. Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp, chăn nuôi có bước phát triển ổn định, công tác tái đàn lợn tiếp tục được đẩy mạnh, công tác quản lý bảo vệ rừng tăng cường kiểm tra, thủy sản tăng trưởng tốt. Về công nghiệp, tổng mức bán lẻ tăng hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7,6 % so với cùng kỳ, thu hút đầu tư trực tiếp được quan tâm thực hiện, tổng vốn đầu tư thực hiên tăng 8,9%, Thanh Hóa thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao. Một trong những thành công lớn trong tháng 8 là đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đảm bảo nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

Đối với một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 và những tháng cuối năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cơ bản thống nhất như trong báo cáo đã nêu. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm trong thời tới cần tiếp tục tập trung chỉ đạo đó là: Thực hiện nghiêm phòng, chống dịch Covid-19theo tinh thần tập trung, quyết liệt, hiệu quả, không bị động, tăng cường quản lý tốt số người nhập cảnh vào Thanh Hóa, tiếp tục theo dõi, giám sát những người đi từ vùng dịch về, tăng cường quản lý các nguy cơ lây lan trong cộng đồng, phải xét nghiệm đối với những trường hợp có nguy cơ cao, đảm bảo vừa đạt mục tiêu phòng chống dịch vừa đảm bảo kinh phí. Tiếp tục tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt việc đeo khâu trang, sát khuẩn tay, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong cộng đồng.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc phòng chống thiên tai, chủ động giám sát dịch bệnh trong nông nghiệp, triển khai kế hoạch trồng rừng. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mặc và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải sa thải lao động trong giai đoạn hiện nay. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp, nhất là các dự án đã được trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư và ký biên bản ghi nhớ đầu tư. Trước hết, đối với các dự án đã chấp thuận đề nghị các ngành hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhanh nhất, đối các dự án ký ghi nhớ các ngành tiếp tục đấu mối với các doanh nghiệp để sớm chấp thuận chủ trương đầu tư.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, cần giải ngân số vốn chuyển tiếp từ năm 2019 trước ngày 31/8.Tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, nhất là dự án đường cao tốc. Các ngành lưu ý tiếp tục làm việc với các Bộ liên quan để triển khai các dự án thuộc ngành mình quản lý. Triển khai hiệu quả thu ngân sách, tập trung thu nợ thuế, dự án sử dụng đất, tiếp tục thực hiện các chính sách về thuế đối với doanh nghiệp. Tổ chức khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch. Tập trung giải quyết tốt vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, tiếp tục rà soát hộ nghèo để thực hiện các chính sách hiệu quả. Triển khai có hiệu quả chính quyền điện tử, đôn đốc cấp xã triển khai xử lý văn bản làm việc trên môi trường điện tử, đến ngày 30/9 triển khai đồng bộ về các xã.

Tiếp tục triển khai các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, rà soát lại các dự án chào mừng đại hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ về quốc phòng an ninh, đảm bảo tuyệt đối an toàn trước, trong Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và các sự kiện lớn của tỉnh. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 58- NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đối với Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2021, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại một số chỉ tiêu dự kiến và hoàn thiện báo cáo trình Ủy ban tỉnh.

Tiếp đó, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo nội dung chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Theo đó, giai đoạn 2000-2020, trên địa bàn miền núi Thanh Hóa có 1.081 hộ di cư tự do đi và đến chủ yếu xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc Mông, cư trú tại 45 bản vùng sâu, vùng giáp biên giới với nước Lào, thuộc 10 xã; 114/114 hộ dân di cư tự do đến đã được bố trí ổn định tại các làng, bản. Về quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường, trước năm 2004 Thanh Hóa có 12 nông trường và 16 lâm trường. Đến nay, sau khi sắp xếp, chuyển đổi còn 8 Ban quản lý rừng phòng hộ, 7 công ty trách nhiệm hữu hạn và 2 công ty lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác sử lý, sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, hạn chế, hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích đất còn thấp.

Cho ý kiến vào nội dung này, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành tập trung vào “Đề án sắp xếp bố trí ổn định dân cư bị ảnh hưởng thiên tai, những hộ dân sống rải rác, dân di cư tự do khu vực 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Đánh giá lại đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế- xã hội các bản đồng bào Mông, huyện Quan Sơn giai đoạn2016- 2020” đến năm 2025để hoàn thành các mục tiêu của đề án. UBND các huyện rà soát lại báo cáo, trên cơ sở các đề án đã được phê duyệt để triển khai thực hiện.

Đối với đất nông, lâm, trường, giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch rà soát phương án sử dụng đất của các nông, lâm, trường. Giao sở Nông nghiệp rà soát và đánh giá lại diện tích đất rừng nhưng thực tế không còn rừng.

Phiên họp cũng đã thông qua Dự kiến lần 1 Kế hoạch đầu tư công năm 2021 tỉnh Thanh Hóa; Quy định mức chi quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]