16:33 30/06/2023 GMT+7
(vhds.baothanhhoa.vn) - Man United vừa trả cho Chelsea 60 triệu bảng để sở hữu Mason Mount. Declan Rice cũng chuẩn bị cập bến Arsenal với mức giá lên đến 105 triệu bảng. Những con số trên khiến cho chúng ta phải ngẫm nghĩ nhiều tới luật Home-grown, khi những điều khoản của nó đã trang bị sự hào nhoáng cho cái mác “Made in England”.

Từ luật Home-grown nhớ đến câu chuyện ở V. League

Man United vừa trả cho Chelsea 60 triệu bảng để sở hữu Mason Mount. Declan Rice cũng chuẩn bị cập bến Arsenal với mức giá lên đến 105 triệu bảng. Những con số trên khiến cho chúng ta phải ngẫm nghĩ nhiều tới luật Home-grown, khi những điều khoản của nó đã trang bị sự hào nhoáng cho cái mác “Made in England”.

Từ luật Home-grown nhớ đến câu chuyện ở V. League

Nội dung chính của luật Home - grown.

Người Anh ưu tiên dùng hàng Anh

Giải Ngoại hạng Anh được biết đến là giải đấu khắc nghiệt nhất thế giới, với sự cạnh tranh gắt gao cho tất cả các mục tiêu, từ cuộc đua trụ hạng đến tranh giành chiếc cúp bạc.

Từ luật Home-grown nhớ đến câu chuyện ở V. League

Động lực để Man United chiêu mộ Maguire liên quan đến luật Home - grown

Áp lực ghê gớm cộng hưởng với các CLB “sẵn tiền” từ gói bản quyền truyền hình mang lại, thì diễn biến tiếp theo là điều mà ai cũng có thể lường tới. Các CLB thi nhau mua sắm, mua một cách điên cuồng và chấp nhận phá vỡ những quy luật của thị trường chuyển nhượng.

Ở chiều ngược lại, Ngoại hạng Anh là giải đấu có sức hút ghê gớm đối với các ngôi sao hàng đầu thế giới, là tụ điểm tinh hoa của làng túc cầu giáo. Nhưng có điều, khi mà lượng cầu thủ di cư đến giải Ngoại hạng ngày một lớn, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến vị trí, chỗ đứng của các cầu thủ bản xứ và chống lại cả tiến trình phát triển bóng đá trẻ (khi mà áp lực cạnh tranh cao, dẫn đến việc các CLB không dám mạo hiểm với các cầu thủ trẻ chỉ ở dạng tiềm năng).

Vậy là các điều khoản của luật Home – grown ra đời để bảo vệ chỗ đứng của các cầu thủ chính quốc và đương nhiên là bảo đảm cả sự phát triển của đội tuyển Anh.

Một lẽ tất yếu, khi mà trong đội hình của các CLB buộc phải có những cầu thủ thuộc dạng “home – grown” sẽ khiến giá trị của các cầu thủ bản xứ nâng lên, chúng ta cũng có thể gọi đạo luật này khuyến khích “người Anh ưu tiên dùng hàng nước Anh”.

Một số trường hợp điển hình như Man United đã mua Sancho với giá 120 triệu bảng, Maguire 80 triệu bảng và mới nhất là Mason Mount với giá 60 triệu bảng. Man City cũng phải chi ra 100 triệu bảng để có được Grealish và Arsenal cũng phải trả cho West Ham trên 100 triệu bảng nếu muốn có được Declan Rice,...

Nếu những cầu thủ trên không mang cái mác “Made in England” thì mức giá của họ sẽ là bao nhiêu?. Chúng ta không biết được con số cụ thể bởi nó còn liên quan đến quy luật cung – cầu trên thị trường, nhưng chắc chắn, luật Home – grown đã phủ lên những giá trị ảo đối với các cầu thủ Anh quốc.

“Vòng kim cô” Home-grown làm nền bóng đá Anh đau đầu

Một quyết sách không bao giờ là vẹn toàn và luật Home – grown cũng vậy. Xét đến tác động tiêu cự, Home – grown như chiếc vòng kim cô làm bóng đá Anh phải đau đầu.

Từ luật Home-grown nhớ đến câu chuyện ở V. League

Lối chơi của đội tuyển Anh vẫn luôn thiếu tính đa dạng và sự lọc lõi.

Với tư duy “Ngoại hạng Anh là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh” cũng những ưu đãi đặc biệt mà giải đấu này mang lại, các cầu thủ Anh “ngại” tìm cơ hội ở nước ngoài và cũng khó phát triển ở môi trường ngoài EPL. Nếu kể tên những cầu thủ Anh thi đấu thành công, khi chuyển từ giải Ngoại hạng sang các giải đấu khác, có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thực trạng này đến từ khả năng thích nghi kém của các cầu thủ trưởng thành tại Anh. Với tư duy chơi bóng truyền thống (dựa vào nền tảng thể lực và cách chơi bóng dài), các cầu thủ Anh rất khó hòa nhập với môi trường bóng đá ở các quốc gia khác.

Nhiều cầu thủ Anh không đủ kỹ thuật để thi đấu ở những môi trường như La Liga hay Bundesliga, những nơi các đội bóng thi đấu dựa trên những đường bóng ngắn và trung bình nhiều hơn là bóng dài. Những cầu thủ đẳng cấp lại trở thành “hàng hiếm”, được các câu lạc bộ tại Premier League trả giá cao nên tất nhiên ít người ra nước ngoài thi đấu.

Trở lại với mục đích ban đầu của luật Home – grown, đội tuyển Anh trong 10 năm qua có tạo được sự bứt phá ở đấu trường quốc tế?. Đồng ý là trong đội hình “Tam sư” có nhiều cái tên chất lượng, nhưng rõ ràng họ thiếu sự “tổng hòa” của tinh hoa bóng đá thế giới. Đội tuyển Anh thiếu sự mềm mại của bóng đá Tây Ban Nha, thiếu tính tổ chức của bóng đá Ý.

Đây chính là hệ quả của luật Home – grown – nó đã tạo nên chiếc “vòng kim cô” trói buộc, cột chặt tư duy chơi bóng của những cầu thủ bản địa, khiến họ ngại và không thể học hỏi những tiến bộ của các nền bóng hàng đầu đá thế giới.

Và lại nhớ đến câu chuyện V. League

Chúng ta sẽ không so sánh EPL với V. League, bởi những câu chuyện ở hai giải đấu này là hoàn toàn khác nhau. Nhưng điều luật Home – grown với hệ quả của nó hoàn toàn có tính liên hệ với cách làm bóng đá ở V. League.

Từ luật Home-grown nhớ đến câu chuyện ở V. League

Thành công của Công an Hà Nội có dấu ấn đậm nét của các ngoại binh.

Những nhà quản lý V. League đang hạn chế việc các CLB sử dụng ngoại binh (các câu lạc bộ dự V. League có thể đăng ký 5 ngoại binh, cộng thêm 1 cầu thủ nhập tịch, 1 cầu thủ Việt kiều, và được sử dụng tối đa 4 cầu thủ ngoại thi đấu trên sân). Quyết sách này phù hợp ở thời điểm thực tại bởi 3 lý do: Thứ nhất, bóng đá Việt Nam đang chú trọng đến sự phát triển của bóng đá trẻ và cần tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ thi đấu. Thứ hai, phương án xuất ngoại ở thời điểm hiện tại là chưa khả quan cũng như các sân chơi hạng thấp hơn chưa đáp ứng được chuyên môn, nên V. league gần như là môi trường duy nhất cho các cầu thủ thể hiện, học hỏi. Thứ ba, nguồn lực ở các CLB là rất chênh lệch, nếu “thả lỏng” việc sử dụng ngoại binh hoàn toàn có thể khiến V. League trở thành giải đấu “một, hoặc hai đội”.

Thế mới nói, quyết sách hạn chế sử dụng ngoại binh của VFF là phù hợp, tức mặt được của nó nhiều hơn mặt mất. Nhưng liệu chúng ta có thể giữ mãi phương án này không?. Câu trả lời là không.

Vậy, thời điểm nào chúng ta mới dỡ bỏ hoặc ít nhất là nới lỏng việc sử dụng ngoại binh?. Thực khó để trả lời một thời điểm cụ thể, chỉ biết rằng khi làm được điều này thì nền bóng đá Việt Nam đã đủ lớn và không còn tư duy lo sợ “cầu thủ ngoại giành đất của cầu thủ nội".

Thắng Nguyễn

Nguồn ảnh: Internet


Thắng Nguyễn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]