(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, cùng với sự cần cù, chịu khó, nhiều thanh niên huyện vùng cao biên giới Quan Sơn đã thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo trên quê hương mình.

Tuổi trẻ vùng biên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi của Nhà nước

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, cùng với sự cần cù, chịu khó, nhiều thanh niên huyện vùng cao biên giới Quan Sơn đã thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo trên quê hương mình.

Tuổi trẻ vùng biên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi của Nhà nước

Mô hình nuôi dê của anh Lộc Văn Mới ở khu phố Hẹ (thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn).

Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, các cơ sở Đoàn đã tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Nhiều đơn vị đã cử đoàn viên, thanh niên tham gia các lớp tập huấn về chương trình OCOP (mỗi xã, bản một sản phẩm).

Đến nay, công tác quản lý, sử dụng vốn vay được các cấp bộ Đoàn quan tâm thực hiện, tổng dư nợ vốn ủy thác do Đoàn quản lý hiện đạt 69.810 triệu đồng. Nhiều thanh niên với nghị lực, chịu khó đã tận dụng tốt nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước tiếp tục thực hiện, duy trì các mô hình phát triển kinh tế tương đối hiệu quả.

Điển hình như mô hình nuôi gà của anh Hà Văn Thương (xã Trung Hạ); nuôi cá tầm của chị Lương Thị Lực (xã Sơn Điện); mô hình trồng dưa lưới, rau củ, quả của anh Ngân Văn Học (xã Sơn Thủy)… Các chương trình “Qũy tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”, quỹ vốn vay lãi suất “0” đồng do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thành lập được sử dụng hiệu quả. Năm 2021 đã giải ngân cho đoàn viên vay 1 tỷ đồng.

Tuổi trẻ vùng biên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi của Nhà nước

Mô hình nuôi cá tầm ở bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện.

Anh Lữ Văn Phát (bản Ngàm, xã Trung Thượng) là một thanh niên dám nghĩ, dám làm, trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả, năm 2021 anh quyết định về quê khởi nghiệp, mạnh dạn vay vốn mua 13 con lợn lai nòi giống chăn nuôi dưới tán rừng luồng với chi phí ban đầu 200 triệu đồng.

Tuổi trẻ vùng biên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi của Nhà nước

Mô hình lợn lai nòi của đoàn viên Lữ Văn Phát ở bản Ngàm, xã Trung Thượng.

Để lợn sinh trưởng tốt, anh Phát đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những người chăn nuôi trước, nâng cao kiến thức qua sách báo và tham khảo trên mạng internet. Hiện anh chủ yếu nuôi lợn nái sinh sản, trung bình đẻ 2 lứa lợn/năm, dự kiến sau khi xuất bán mang lại thu nhập cho gia đình gần 100 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi dê của anh Lộc Văn Mới ở khu phố Hẹ, thị trấn Sơn Lư cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Để thực hiện mô hình này, ngoài số vốn có được, năm 2020 anh vay vốn ngân hàng với số tiền 30 triệu đồng mua 15 con dê, ngoài ra anh còn học hỏi kinh nghiệm trên ti vi, báo đài cách nuôi dê, giúp đàn dê sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, tổng đàn dê của anh Mới khoảng 30 con, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu về từ 90 - 100 triệu đồng từ việc bán dê thịt.

Tuổi trẻ vùng biên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi của Nhà nước

Mô hình nuôi gà của thanh niên Hà Văn Thương ở bản Din, xã Trung Hạ.

Chị Lương Thị Hương, Phó Bí thư Huyện Đoàn Quan Sơn chia sẻ, hiện có khoảng 15 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện có nhu cầu vốn vay Thanh niên khởi nghiệp. Thời gian tới Huyện đoàn tiếp tục phối hợp các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, tạo điều kiện giao đất, giao rừng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi…

Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quan Sơn Lê Anh Thiện cho biết, toàn huyện có gần 6.000 hộ dân vay vốn, trong đó số lượng đoàn viên, thanh niên vay vốn tương đối nhiều. Nhờ sử dụng đúng mục đích, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên được vay vốn chăm chỉ làm ăn, tăng thêm thu nhập, từ đó vươn lên thoát nghèo.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]