(vhds.baothanhhoa.vn) - Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có trên 600.000 người. Những năm qua, ngoài nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có trên 600.000 người. Những năm qua, ngoài nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đặc biệt tỉnh đã triển khai thực hiện 12 dự án bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó, có một số dự án tiêu biểu như: Bảo tồn làng Mường truyền thống tại làng Lương Ngọc, xã Cẩm Ngọc và lễ tục làm vía kéo si - dân tộc Mường (Cẩm Thủy); múa Pồn Pôông (Ngọc Lặc); lễ hội Xên Cung của đồng bào Khơ Mú (Mường Lát)

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội được khôi phục, gìn giữ và phát huy. Điển hình như: lễ hội Mường Xia (Quan Sơn); Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Mường Khô, Căm Mương (Bá Thước); Lễ hội Đình Thi (Như Xuân); lễ hội sết Boọc Mạy (Như Thanh)...

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các lễ hội sau khi được phục dựng đã duy trì và phát huy tốt, góp phần tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho đồng bào các DTTS.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lễ hội sết Boọc Mạy - tết cây bông là sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của cộng đồng người Thái nói chung và ở bản Mó 1, xã Cán Khê, huyện Như Thanh nói riêng.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lễ hội rước nước hang Bàn Bù của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc mới được khôi phục.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhảy sạp là một trong những nét văn hóa được nhân dân huyện Thường Xuân giữ gìn, phát huy.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đến nay, tại vùng đồng bào DTTS nhiều trò chơi, trò diễn truyền thống được khôi phục và gìn giữ, như: ném còn, nhảy sạp, khua luống, tó má lẹ của đồng bào dân tộc Thái; bắn nỏ, đánh đu, đánh cồng chiêng của đồng bào Mường; ném pao, đánh cù, thổi khèn của dân tộc Mông...

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Cẩm Thủy phát huy các giá trị văn hóa trong lễ hội truyền thống và trò chơi, trò diễn dân gian.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tiết mục văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân thường xuyên được tổ chức trong các ngày lễ, tết.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Điệu khua luống của người Thái ở Thường Xuân luôn được gìn giữ và phát huy.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục trong đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, khích lệ người dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]