(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ nguồn xã hội hóa, chùa Mậu Xương, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương - di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ những năm 1998 - đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Nơi đây đã trở thành một điểm tâm linh không chỉ của nhân dân mà còn của đông đảo du khách, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chùa Mậu Xương làm tốt xã hội hóa trong trùng tu, tôn tạo di tích

Từ nguồn xã hội hóa, chùa Mậu Xương, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương - di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ những năm 1998 - đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Nơi đây đã trở thành một điểm tâm linh không chỉ của nhân dân mà còn của đông đảo du khách, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Chùa Mậu Xương được đầu tư tôn tạo từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

Chùa đứng chân trên mảnh đất “tam long đáo hải, tứ phượng trình tượng” và nổi tiếng bởi sự linh thiêng, kiến trúc đẹp, khuôn viên rộng rãi. Do vậy, từ xưa, chùa Mậu Xương đã là điểm thực hành tâm linh tín ngưỡng của đông đảo người dân trong vùng và khách thập phương. Kể về quá trình ra đời của ngôi chùa, trụ trì chùa Lê Văn Cây cho biết: Vào giữa thế kỷ thứ XIV, năm 1368 năm Mậu Thân, có đôi vợ chồng họ Trần thời Minh - Trung Quốc lưu cư sang Việt Nam trú tại Thanh Hoa tỉnh, Ma Xương huyện, Yên Hương xã, Làng Nguốn (tức là làng Mậu Xương, xã Quảng Lưu). Mùa thu ngày 1 tháng 8 năm 1390, vợ chồng đào được 2 bình vàng. Đến tháng 2 /1420 (năm Nhâm Dần) hoàn trả lại cho khách Tàu (vì họ đến tìm của theo gia phả).

Đến tháng 3/1432 (tức năm Nhâm Tý), có thầy Cao Tăng nước Tầu đến tìm ông bà để báo ơn nhưng ông bà không còn, Cao Tăng bảo con trai của ông bà đem hài cốt Tôn ông, Lệnh bà cất tại huyệt này, lập điện thờ tất có đại cát. Ngày 2/5/1432 cất mộ bà tầng dưới, mộ ông cất ở tầng trên, lập lều cỏ một tòa, đặt một lô nhang ngày ngày cầu nguyện. Từ đó là sơ khai Điện thờ “Tuyết phong” nhân dân trong vùng thường đến cầu nguyện và hương đăng, được tôn tạo xây dựng thành Tuyết Sơn Phong tự (tức chùa Mậu Xương ngày nay).

Ngoài ra, hiện nay còn có bia tại chùa ghi lại tích chuyện, năm 1578, ông Trần Ngọc Thích, là Trần Tướng Công, Quỳnh Lâm Hầu giữ chức Đô uý điện tiền chỉ huy sứ thời Lê. Tuổi đã cao, con cái chưa có, ông cáo quan về quê nhà tĩnh dưỡng. Về nhà, ông trai giới, tắm gội, đến chùa Tuyết Phongcầu nguyện mong có người nối nghiệp tông đường. Năm ấy vợ ông là bà Hiệu Từ Ái có giáng ứng đầu thai, đến năm Quý Mùi 1583. Tháng 6 ngày 11 giờ Dần bà sinh ra một nam nhi, dáng mạo khác thường, mặt như trăng rằm, tính nết hiền hòa, thông sáng hơn người, nên đặt tên là Trần Ngọc Lành, đến năm 12 tuổi, văn thao, võ lược, không có gì là không tinh thông.

Năm Mậu Thìn (1628), Ngài tham gia đào đắp đường huyện, bắt gặp một bản đồng, trong có 40 ấn đồng, Ngài mang về Chùa, hương đăng cầu nguyện. Hai tay vỗ vào nhau thành ấn, mở tay ra thành quyết, dậm chân luyện pháp cả vùng phong vũ âm vang. Từ đó Ngài đắc đạo “Lục trí thần thông” có tài “hô phong hoán vũ”, Ngài là Đức Phật Tổ - Thượng Sư Phật Bảo - Tự Pháp Lượng. Từ đây chùa Tuyết Sơn Phong còn có tên là chùa Yên Đông vì tên làng Nguốn đã đổi là làng Yên Đông. Ngài quy tiên giờ Dậu ngày 28 tháng 01 năm 1643 (Quý Mùi), thọ 60 tuổi. Từ đó nhân dân trong vùng hàng năm làm cỗ đến Chùa để lễ kỷ niệm ngày mất của Phật Tổ là ngày 28/1 hàng năm. Phật mẫu là bà Hiệu Từ Kế mất ngày 10/8 (không rõ năm.

Trụ trì chùa Lê Văn Cây - người gắn bó lâu năm với ngôi chùa cho biết:Với lịch sử hình thành trên 500 năm và trải nhiều lần tàn phá của chiến tranh, thiên tai, chùa hầu như chỉ còn lại nền móng. Từ những năm 1991 nhân dân trong làng đã bầu ra ban vận động là những người có uy tín trong thôn để huy động nguồn vốn của nhân dân trong làng để dựng lại chùa. Từ những ngày nhân dân trong làng dựng lại chùa bằng tre, kè trên nền chính tẩm từ những năm 1991, đến năm 1992 cùng sự cung tiến của khách thập phương và nhân dân trong làng đã làm lại thành nhà cấp 4 bằng gạch, gỗ, lợp ngói mái. Tiếp theo đó chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục khác như: Xây cung thứ 2, 2 tầng mái kiểu tiền bẩy hậu kẻ, bê tông hóa diện tích 65m2; xây dựng thứ 3, 2 tầng mái kiểu nhà gỗ, bê tông hóa; xây gác chuông cao 11,5m, 3 tầng, 2 gian, 2 bên có đường lên xuống; xây cung thánh mẫu, 2 tầng mái, cổng Tam Quan, cung Thủy tổ...; mua sắm đồ thờ, nội thất như đồ đồng, đồ gỗ, đồ gốm và các vật thể phục vụ cho việc lễ Phật tương đối hoàn chỉnh. Xung quanh vườn chùa trồng cây xanh, sân chùa cây cảnh, bể cạn, bể hoàn ngọc, ao chùa tương đối khang trang theo quy hoạch tổng thể.

Được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh từ những năm 1998 và đến nay chùa Mậu Xương là một trong những di tích thu hút được lượng lớn khách hành hương về thực hành tín ngưỡng Phật giáo trên địa bàn huyện Quảng Xương. Trong suốthơn 20 năm, nhờ làm tốt công tác xã hội hóa, chùa Mậu Xương đã được trùng tu, tôn tạo lại và có được diện mạo khang trang, hoàn chỉnh như hiện nay.

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]