(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội luôn được Thanh Hóa quan tâm triển khai thường xuyên, liên tục và đạt được những kết quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến trong việc cưới, việc tang

Việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội luôn được Thanh Hóa quan tâm triển khai thường xuyên, liên tục và đạt được những kết quả tích cực.

Thành phố Thanh Hóa được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh trong việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong những năm qua, thành phố đã có nhiều việc làm thiết thực đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phố, thôn văn hóa và bước đầu hình thành một số nghi thức mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội, phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn thuần phong mỹ tục, phòng trừ mê tín dị đoan... từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Nếu như trước đây, nhiều người vẫn còn quan niệm cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người nên vẫn có tư tưởng phải tổ chức long trọng, tốn kém. Tình trạng nhiều gia đình lấn chiếm lòng lề đường, ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày, gây lãng phí, tốn kém về mặt kinh tế vẫn còn xảy ra. Thậm chí khi bị nhắc nhở, nhiều gia đình đã gây khó khăn và xảy ra xung đột ngay với cả đoàn kiểm tra. Tuy nhiên, trong những năm qua cùng với thực hiện Chỉ thị 27, thành phố cũng đã ban hành Chỉ thị 04 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; làm tốt công tác tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng. Xử lý nghiêm nhiều trường hợp, không nề hà bất cứ một cá nhân nào, để tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Trong việc cưới được tổ chức lành mạnh, tiết kiệm chống các khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi, không tổ chức ăn uống linh đình, dài ngày, chủ yếu vẫn là mời tiệc trà thân mật, không dựng rạp dưới lòng đường. Mọi nghi thức tang lễ được thực hiện gọn gàng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm, không gây tiếng ồn trong khu dân cư, không có hiện tượng rải vàng mã, tiền âm phủ, tiền Việt Nam đồng, muối, gạo trên đường khi tham gia giao thông, không để người chết trong nhà quá 24 giờ và từng bước các gia đình thực hiện hỏa táng người chết.

Lễ hội được thực hiện theo đúng quy chế của Nhà nước, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mang nét đặc trưng của thành phố. Nhiều di tích, danh thắng đã được xây dựng, trùng tu, tôn tạo khá khang trang với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng như: Khu Văn hóa Tưởng niệm Bác Hồ, tượng đài Lê Lợi, Thái miếu nhà Hậu Lê, chùa Tăng Phúc, Thanh Hà, Mật Đa, chùa Tranh; đền Tống Duy Tân, Ái Sơn, Nguyễn Phục... đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố.

Ngày càng nhiều đám cưới được tổ chức văn minh, tiết kiệm.

Tại huyện Cẩm Thủy, việc thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị đã mang lại hiệu quả thiết thực và tạo sức lan tỏa sâu rộng. Để triển khai có hiệu quả huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa; phong trào xây dựng nông thôn mới. Với chức năng nhiệm vụ của mình, phòng văn hóa - thông tin huyện đã phối hợp với phòng tư pháp hướng dẫn các địa phương xây dựng và chỉnh sửa quy ước, hương ước thôn, làng phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, vận động nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng gia đình hòa thuận, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo. Chuyển biến đáng kể nhất trên địa bàn huyện miền núi Cẩm Thủy, đó là hiện nay trong đám cưới không mời thuốc lá, không phô trương; bỏ lễ thách cưới, không tổ chức ăn uống dài ngày gây lãng phí thời gian và tiền của. Nhiều hủ tục trong đám tang như phúng cỗ chín, ăn uống linh đình, lăn đường, yểm bùa, khóc mướn, rắc tiền thật, rải vàng mã, tiền âm phủ đã giảm đáng kể. Đặc biệt, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số những hủ tục, thói quen cũ như tảo hôn, mê tín dị đoan, ma chay, cưới hỏi dài ngày, thách cưới, thói quen ăn ở mất vệ sinh đã được giảm đi rõ rệt.

Gắn với phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong những năm qua việc cưới, việc tang và lễ hội tại các làng, thôn, bản văn hóa trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Thông qua tiêu chí xây dựng, công nhận danh hiệu làng, bản, tổ dân phố văn hóa, các địa phương đã vận động người dân thay đổi nhận thức, hành vi; nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương được bảo tồn, phát huy gắn với việc thực hiện quy ước, hương ước của địa phương. Việc cưới có nhiều chuyển biến tích cực, đã thực hiện tốt theo Luật Hôn nhân gia đình, nam nữ tự nguyện kết hôn. Chính chuyền các xã, phường, thị trấn đã làm tốt công tác đăng ký và trao giấy kết hôn theo đúng thủ tục hành chính. Một số địa phương thực nhiện việc trao giấy kết hôn tại văn phòng UBND hoặc nhà văn hóa thôn.

Ở hầu hết các làng, bản, tổ dân phố văn hóa đã xóa bỏ hủ tục lạc hậu như ăn uống 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày. Trong hành lễ bỏ hẳn tục mê tín dị đoan như gọi hồn bắt vía, lăn đường, rải vàng mã dọc đường, khóc mướn. Các đám tang đều do hội người cao tuổi và trưởng thôn, làng, bản, tổ dân phố phối hợp tổ chức. Các làng mua sắm xe tang, tổ chức thăm viếng, chia buồn và tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng bằng tình làng nghĩa xóm. Các tang lễ không mở loa đài, kèn trống quá công suất và quá giờ quy định; việc hung tang, cải táng đảm bảo vệ sinh môi trường...

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tạo sức lan tỏa trong mọi người dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa, ý thức văn hóa...

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]