(vhds.baothanhhoa.vn) - Vài ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội đang chia sẻ, bàn tán xôn xao về hình ảnh một pho tượng mèo ở Sô Tô (tên của công ty THHH SOTO) vừa được dựng tại khuôn viên khu du lịch biển Tiên Trang (Quảng Xương) có hình thù rất khác lạ.

Điêu khắc hay thú chơi?

Vài ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội đang chia sẻ, bàn tán xôn xao về hình ảnh một pho tượng mèo ở Sô Tô (tên của công ty THHH SOTO) vừa được dựng tại khuôn viên khu du lịch biển Tiên Trang (Quảng Xương) có hình thù rất khác lạ.

Điêu khắc hay thú chơi?

Mỗi người một ý, có người cho rằng bức tượng này giống con chuột chù, người khác lại bảo thân hình như một chú lợn quay, trong khi khuôn mặt lại giống chuột hơn. Người nhẹ nhàng hơn thì bình luận “Con mèo này mập quá. Đầu nhỏ, mình to”. Người thích châm biếm, nói: Năm nào ở đây cũng tổ chức trò đố vui: Đây là con gì. Và đặt ra câu hỏi: Có khi nào đây là chủ ý của chủ công viên này, cố tình tạo ra dư luận mỗi năm để quảng cáo cho họ mà thôi?.

“Mèo” Sô Tô được sơn vàng, có chiều cao khoảng 2 m, dài khoảng 4 m, được làm bằng xi-măng. Tượng vừa hoàn thành với mong muốn phục vụ người dân địa phương chơi Noel và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Nếu đặt tiêu chí tạo hiệu ứng, sự phản biện của mọi người, thì Mèo ở Sô Tô đã đạt kết quả như ý. Còn nếu xét về mặt nghệ thuật, chắc chắn đây không được xếp vào danh mục điêu khắc tượng. Bởi, tượng loài vật, ít nhất phải thể hiện được đặc điểm, đặc trưng cơ bản của từng loài. Riêng loài mèo, uyển chuyển, mềm mại và nhanh nhẹn khi vận động; khi nằm lại hiền lành và dễ gần. Đó là còn chưa kể, phải thể hiện đường nét sống động, cùng với những biểu cảm của loài vật. Hình tượng tạo hình phải hàm chứa thông điệp cần gửi gắm.

Khi xem tượng mèo Sô Tô tôi thiên về chủ ý của tác giả muốn thu hút hay tạo sự tò mò. Vì trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, họ đã cho dựng một pho tượng hổ có hình thù như một con heo gây “bão” mạng xã hội. Phải chăng họ muốn tạo sự ngộ nghĩnh để hấp dẫn và kích thích sự tò mò của trẻ em?. Nhưng dù cố “xoay chuyển” thì tôi vẫn chưa có lời giải phù hợp.

Quay trở lại với nghệ thuật điêu khắc dân gian, linh vật được người Việt sáng tạo và sử dụng như những biểu trưng văn hóa để truyền đạt ý tưởng, niềm tin tâm linh, tôn giáo, đồng thời phản ánh khả năng cảm thụ nghệ thuật của người Việt ở mỗi vùng văn hóa. Các cụ ta xưa ưa sự trừu tượng, ước lệ nhưng lại rất đơn sơ, mộc mạc. Tuy vậy, vẫn có đường nét tạo hình khá lạ mắt, ngộ nghĩnh và độc đáo, làm toát lên cái nhìn nhân văn mang tính triết học.

Chính cái sự lưng chừng, nửa vời, chưa đủ hiện đại mà lại quá xa cái dân gian, vì thế pho tượng mèo khá lạ lẫm, không có trong thực tế và lại càng đi xa trí tưởng tượng của mọi người.

Đó là còn chưa nói với một tác phẩm điêu khắc, xét về mặt giá trị sử dụng, nếu không đủ vĩnh cửu thì cũng rất dài lâu. Không phải như một bức tranh, hôm nay vẽ, mai lại phủ một lớp sơn lót lên và vẽ cái khác... Điêu khắc ngoài trời có không gian, cảnh quan kết nối với xung quanh. Căn cứ trên những yếu tố ấy, “mèo” ở Sô Tô có lẽ chỉ là trò chơi của những người chưa đủ hiểu nghệ thuật.

Cuộc chơi nếu muốn dễ thì thường bắt đầu bằng sự dễ dãi; còn nếu là nghệ thuật, hay ít nhất đảm bảo tính thẩm mỹ, có lẽ cần phải có sự tư vấn, có con mắt nhìn đời “tinh” và sắc hơn.

Huyền Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]