(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh đã kịp thời chỉ đạo gắn thực hiện phong trào với việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhất là tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí số 16 (văn hóa).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ việc gắn kết hai phong trào lớn ở khu vực nông thôn

(VH&ĐS) Ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh đã kịp thời chỉ đạo gắn thực hiện phong trào với việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhất là tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí số 16 (văn hóa).

Chính nhờ kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM mà Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được duy trì và phát triển khá tốt. Việc thực hiện các nội dung tiêu chí của phong trào ngày càng đi vào thực chất; bệnh thành tích, chạy theo số lượng từng bước được hạn chế, khắc phục.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa đã huy động tốt được nguồn lực từ nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, tiêu biểu là các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương và TP Thanh Hóa… với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Có thể khẳng định việc gắn kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng NTM đã góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức con người, làm cho mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng, xã hội ngày càng khăng khít, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

Người dân ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, địa phương; gìn giữ tình làng, nghĩa xóm, phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” giúp nhau giảm nghèo bền vững, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp, cải thiện cảnh quan môi trường thôn xóm. Ở nhiều thôn, việc bố trí, sắp xếp nơi ăn ở, sinh hoạt, chỉnh trang xây dựng tường rào, cổng ngõ, xây dựng công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia đình được chú trọng, góp phần tạo nên diện mạo NTM văn minh, hiện đại.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng NTM đã góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. (Ảnh: Lê Bá Dũng)

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới Thanh Hóa cần tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng.

Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, đủ và sâu sắc hơn về bản chất cốt lõi và mục tiêu của chủ trương xây dựng NTM. Hiện nay, nhận thức về văn hóa và tiêu chí văn hóa trong xây dựng NTM của một số cán bộ và nhân dân còn đơn giản, phiến diện, dẫn đến cách làm chưa đúng. Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa, thôn văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa NTM ở một số nơi thiếu tính bền vững, ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện tiêu chí số 16 (văn hóa).

Chúng ta phải nhận thức rằng, xây dựng NTM không có nghĩa là sao chép nguyên xi mô hình của tỉnh ngoài mà phải có tiếp thu chọn lọc, có giải pháp đúng đắn kịp thời để xây dựng mô hình cho phù hợp. Khi thiết kế, xây dựng các thiết chế văn hóa phải vừa hiện đại, vừa giữ được hồn cốt dân tộc. Mặt khác, công tác xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở nông thôn phải tiến hành thường xuyên, kiên trì.

Mỗi cán bộ xã, thôn cần làm gương, vận động, tổ chức cho nhân dân giữ được “thuần phong mỹ tục” của quê hương, đồng thời bài trừ những hủ tục lạc hậu, những biểu hiện phi văn hóa: lai căng, bệnh hình thức, lãng phí trong đời sống sinh hoạt ở nông thôn, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Thứ hai, phải sử dụng phát huy hết công suất của các thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn đã được xây dựng. Hiện nay, công suất sử dụng của các thiết chế này dù cố gắng cũng mới đạt khoảng 45 - 50%. Việc triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại đây còn rất đơn điệu, gây lãng phí về kinh phí đầu tư. Một số thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn xây dựng xong vẫn phải hoạt động cầm chừng vì thiếu trang thiết bị phục vụ.

Chơi đu. (Ảnh: Lê Bá Dũng)

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh nên có sự phối hợp liên tịch trong chỉ đạo thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, đa dạng về hình thức tổ chức hoạt động và đảm bảo thiết thực về nội dung, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, tạo mọi điều kiện để đông đảo quần chúng tham gia sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Đặc biệt, phải phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc huy động lực lượng, tài năng, khai thác cơ sở vật chất và kinh phí cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong xây dựng NTM. Các cấp chính quyền cần tăng cường quan tâm đảm bảo trang thiết bị và kinh phí cần thiết cho các hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở gắn với nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế này.

Nguyễn Văn Đại

(Chánh văn phòng TTBCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]