Hội thảo quốc tế “Di sản thế giới và phát triển bền vững trong bối cảnh mới” do Bộ VH,TT&DL phối hợp với Văn phòng UNESCO tổ chức đã khép lại hôm qua 10.7 tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) với nhiều đề xuất, kiến nghị quan trọng. Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên đã phát biểu bế mạc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hợp tác công-tư tại các khu di sản thế giới: Cơ quan quản lý phải giữ vai trò chính ở di sản văn hóa

Hội thảo quốc tế “Di sản thế giới và phát triển bền vững trong bối cảnh mới” do Bộ VH,TT&DL phối hợp với Văn phòng UNESCO tổ chức đã khép lại hôm qua 10.7 tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) với nhiều đề xuất, kiến nghị quan trọng. Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên đã phát biểu bế mạc.

Du khách tham quan khu di sản Hoàng cung Huế. (Ảnh: Thùy Trang)

Một trong những vấn đề được các chuyên gia trong, ngoài nước và các nhà quản lý ở Trung ương, địa phương quan tâm, đấy là hợp tác công - tư tại các khu Di sản thế giới.

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho biết, hội thảo đã chỉ ra việc một khu Di sản thế giới được công nhận thường kéo theo sự quan tâm đặc biệt của công chúng và tạo ra động lực mạnh mẽ cho nhu cầu tham quan di sản.

Đây là câu chuyện chung của rất nhiều di sản, và sự thu hút của di sản đương nhiên không chỉ đối với khách tham quan, mà còn thu hút sự quan tâm và tham gia của rất nhiều các nhóm khác với những mối quan tâm và lợi ích khác nhau, bao gồm nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Chính vì thế, việc bảo tồn một khu Di sản thế giới sau khi được công nhận ngày càng trở nên phức hợp và đòi hỏi nhiều hơn đối với nhà quản lý, đặc biệt là đối với những cán bộ các khu di sản đứng ở tuyến đầu của nhiệm vụ này.

Nhận diện bao quát và hiểu các nhóm đối tác, những bên liên quan có ảnh hưởng, định hướng, tầm nhìn và mối tác động qua lại giữa các chủ thể này bao gồm cả khối doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định lại chiến lược, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị được giao quản lý cũng như các bên liên quan.

Theo Thứ trưởng Liên, năm 2015, Việt Nam và các quốc gia thành viên Công ước Di sản Thế giới đã cùng đồng thuận lồng ghép phát triển bền vững vào các chương trình thực hiện Công ước Di sản Thế giới. Vì vậy, trong thực tiễn gắn kết công tác bảo tồn với phát triển bền vững Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, để giải quyết hài hòa, lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp giữa bảo tồn và phát triển, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn thông qua việc lập Kế hoạch quản lý, Quy hoạch tổng thể Di sản thế giới, với sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ Chính phủ (các cơ quan quản lý di sản ở Trung ương và địa phương) với khối tư nhân (các doanh nghiệp, các nhà đầu tư) và cộng đồng địa phương (người dân sinh sống tại khu vực Di sản thế giới và lân cận)...

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam trong xu thế phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đã cùng với khối doanh nghiệp tăng cường đối thoại, hợp tác giữa khu vực công - tư, có thể thấy qua một số ví dụ tại các khu di sản thiên nhiên tại các Di sản thế giới như: Quần thể danh thắng Tràng An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long. Qua đây cũng cho thấy hợp tác công - tư là một hướng đi đúng đắn.

Qua đó đã góp phần giảm gánh nặng cho Nhà nước trong đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư tại các khu di sản thiên nhiên tại các Di sản Thế giới. Thông qua hợp tác công - tư đã từng bước triển khai chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch, huy động được nguồn lực của doanh nghiệp (Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long).

Bên cạnh đó đã huy động được đội ngũ quản lý, chuyên gia có chất lượng, trong đó có một bộ phận đáng kể người nước ngoài; doanh nghiệp tiếp cận nhanh với trình độ và cách thức quản lý, điều hành tiên tiến của thế giới; học tập và chuyển giao các kỹ năng, phương pháp và phong cách làm việc của người nước ngoài cho người lao động trong doanh nghiệp, từ đó từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch.

Cũng từ đó đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao thương hiệu du lịch tại các khu Di sản thế giới, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc... đem đến cho du khách nhiều sự lựa chọn và những trải nghiệm thú vị. Góp phần thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương sở hữu di sản.

Nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá hình ảnh Di sản thế giới tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Tạo thêm nhiều việc làm cho lao động; góp phần nâng cao đời sống, nâng cao nhận thức về bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Liên, có một số ý kiến đã nêu, chủ trương xã hội hóa có thể tập trung ở các khu di sản thiên nhiên. Đối với các địa điểm di tích tại các Di sản văn hóa thế giới thì chỉ nên xã hội hóa, hợp tác công tư các hoạt động dịch vụ và cơ quan quản lý di sản phải giữ vai trò quản lý nhà nước chính ở đó. Thứ trưởng cũng đồng tình với ý kiến của nhóm chuyên gia nghiên cứu: Peter Larsen, Phạm Trương Hoàng, Phạm Thị Thanh Hường và một số học giả nghiên cứu đã phát biểu: Việc hợp tác công - tư, phát triển các dự án du lịch tại các khu Di sản thế giới cần thực hiện theo quy định của pháp luật (trường hợp Việt Nam là pháp luật về di sản văn hóa), trong đó cần cân nhắc rất thận trọng tới yếu tố bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích, bảo vệ các yếu tố tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới (không phát triển du lịch bằng mọi cách làm ảnh hưởng tới sự bền vững của di sản; có thể phát triển chậm nhưng chắc).

Đây là câu chuyện chung của rất nhiều di sản, và sự thu hút của di sản đương nhiên không chỉ đối với khách tham quan, mà còn thu hút sự quan tâm và tham gia của rất nhiều các nhóm khác với những mối quan tâm và lợi ích khác nhau, bao gồm nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Chính vì thế, việc bảo tồn một khu Di sản thế giới sau khi được công nhận ngày càng trở nên phức hợp và đòi hỏi nhiều hơn đối với nhà quản lý, đặc biệt là đối với những cán bộ các khu di sản đứng ở tuyến đầu của nhiệm vụ này.

(Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên)

Theo baovanhoa.vn


Theo baovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]