(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (22/1), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật cắt tường thành phía Đông Bắc Thành Nhà Hồ và Di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả nghiên cứu, khai quật, thám sát Thành Nhà Hồ năm 2018

Sáng nay (22/1), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật cắt tường thành phía Đông Bắc Thành Nhà Hồ và Di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc).

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo sơ bộ kết quả khai quật cắt tường thành Đông Bắc (Thành Nhà Hồ) và thám sát Di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài tại xã Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc).

Quang cảnh hội nghị.

Tại tường thành Đông Bắc các nhà khảo cổ tiến hành khai quật các hố với tổng diện tích 400m2 nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật gia cố lớp đất đắp trên tường thành, lớp móng gia cố, nền gia cố chân thành khu vực tường thành phía Đông Bắc thành Nhà Hồ. Qua quá trình khai quật các nhà khảo cổ học đã thu được di vậtnhư nhóm các vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, đá khối, trang trí kiến trúc và nhóm các loại hình đồ dùng trong sinh hoạt như sành, sứ, tiền kim loại. Niên đại hiệnvật chủ yếu thuộc niên đại Lý - Trần - Hồ - Lê.

Khai quật cắt tường thành Đông Bắc Thành Nhà Hồ.

Cùng với việc khai quật tường thành Đông Bắc Thành Nhà Hồ,Viện Khảo cổ học cùng với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tiến hành mở 2 hố khai quật, tổng diện tích 500m2. Trong quá trình khai quật đã tìm thấy các di vật gồm: Gốm men, gạch bìa, gạch có chữ Hán, gạch trang trí hoa chanh, gạch trang trí hoa cúc, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi nhọn, trang trí kiến trúc thời Trần. Gốm men trắng trang trí hình sóng nước, ngói mũi sen trang trí hoa văn như ý, mảnh trang trí kiến trúc, 4 chân tảng thời Lê Trung Hưng...

Các đại biểu tham gia hội nghị đã cơ bản nhất trí với kết quả báo cáo công tác khai quật tường thành Đông Bắc (Thành Nhà Hồ) và thám sát Di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài tại xã Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc) năm 2018. Đồng thời, đưa ra những ý kiến khác như: Các dấu tích kiến trúc và hiện vật cần được trưng bày, quảng bá và tuyên truyền rộng rãi để phát huy giá trị di tích, giáo dục ý thức bảo vệ các di sản do cha ông để lại, thúc đẩy sự phát triển của du lịch tỉnh nhà; còn nhiều kiến trúc vẫn chưa rõ hết quy mô do diện tích khai quật quá hẹp, trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng diện tích khai quật và nghiên cứu.

Những kết quả thu được trong quá trình khai quật đã góp phần bổ sung tư liệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo cổ học. Bên cạnh đó, tạo căn cứ khoa học cho việc trùng tu lại khu vực tường thành phía Bắc và làm rõ được cấu trúc gia cố thành đất bên trong thân tường đá.

Xuân Cường


Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]