(vhds.baothanhhoa.vn) - Gần đây nhất, ngày 14-2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vinh danh 14 di sản phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống nghề làm muối ớt Tây Ninh.

Khi nghề truyền thống được công nhận di sản văn hóa

Gần đây nhất, ngày 14-2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vinh danh 14 di sản phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống nghề làm muối ớt Tây Ninh.

Khi nghề truyền thống được công nhận di sản văn hóa

Cũng cách đây chưa lâu, cuối năm 2020, các nghề muối ba khía thuộc huyện Ngọc Hiển; gác kèo ong thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời (Cà Mau) và nghề muối ở Bạc Liêu đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Cuối tháng 11-2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm Việt Nam đã được đưa vào danh sách văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.

Tây Ninh là tỉnh biên giới nhiều nắng và gió với khí hậu lục địa, không có biển. Vậy tại sao lại có đặc sản muối, một sản vật của biển?. Điều thật kỳ lạ là chính đặc trưng khí hậu có phần khắc nghiệt này lại trở thành lợi thế đặc biệt để người dân có thể phơi muối quanh năm, một công đoạn quan trọng tạo nên hương vị riêng có của muối Tây Ninh. Nắng càng to, muối càng khô, giòn, thơm ngon cùng màu hồng tự nhiên.

Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, dần dần muối chấm trở thành hàng hóa và rất nhiều người đã tham gia vào công đoạn sản xuất, kinh doanh. Hiện tại toàn tỉnh Tây Ninh có 37 cơ sở đăng ký thương hiệu hành nghề làm muối ớt chính thức, tập trung ở huyện Gò Dầu, thị xã Trảng Bàng, thị xã Hòa Thành, TP Tây Ninh và rải rác ở huyện Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu...

Nguyên liệu chính để làm muối ớt Tây Ninh gồm có: muối hột, ớt, tỏi, bột ngọt, sả, tôm khô, cà rốt..., nghe rất đơn giản và ai cũng có thể làm. Nhưng để trở thành một ngành nghề và duy trì dài lâu thì cần ở cả vai trò của người dân và các cấp chính quyền địa phương. Từ nghề làm muối ớt đã tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong vùng, đồng thời thể hiện sự khác biệt của mỗi hộ dân trong việc “thích ứng” với nhu cầu của người dùng song vẫn phải giữ hương vị đặc trưng của món ăn.

Việc vinh danh nghề truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia không những khẳng định vị trí quan trọng của các nghề truyền thống, giúp người dân có thêm động lực để duy trì nghề, đồng thời mang lại cơ hội đổi đời cho những người làm nghề. Bởi phía sau sự vinh danh là những kỳ vọng vào sự đầu tư đúng mức của địa phương trong phát triển, nâng giá trị và tạo ra thu nhập ổn định từ đó đem lại cuộc sống ấm no hơn cho người theo nghề.

Huyền Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]