Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Từ lâu, lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy (hay còn gọi là Xăng Khan) - hát múa ăn mừng dưới cây bông đã trở thành giá trị bền vững, nét đặc sắc, niềm tự hào trong văn hóa truyền thống, được cộng đồng người Thái nói chung, đồng bào Thái làng Roộc Răm (Như Thanh, Thanh Hóa) nói riêng sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Tại làng Roộc Răm (Như Thanh) và những địa phương khác trong tỉnh Thanh Hóa như Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa… – nơi có đồng bào Thái sinh sống, lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy vẫn được bảo tồn và phát huy. Mặc dù tên gọi và hình thức sinh hoạt có đôi chỗ khác nhau nhưng nhất quán về mục đích, ý nghĩa.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Xuất phát từ mục đích thờ tướng quân Trần Công Bát ở đền Cấm, mong ước sự bình yên trong cuộc sống và trả ơn các đấng thần linh đã phù hộ cho cộng đồng làng bản, lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của công đồng người Thái làng Roộc Răm không chỉ có ý nghĩa quan trọng về tính cố kết cộng đồng mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống, bảo tồn và phát huy văn hóa Thái, đề cao giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy hướng con người tới các giá trị chân - thiện - mỹ, một cuộc sống lành mạnh, vui tươi, ấm no, hạnh phúc.

Đây cũng là dịp để trai gái trong bản có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, thổ lộ tình cảm với nhau; là sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc. Do đó, Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào Thái làng Roộc Răm (Như Thanh) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Ai đã từng được chìm đắm trong không gian lễ tục hẳn sẽ lưu dấu, khắc ghi trong tâm trí mình những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Thái nơi đây. Bức tranh lễ hội được dệt nên bởi thanh âm núi rừng, rực rỡ sắc màu, sôi nổi các hoạt động của người dân, vừa có nét chung vừa có đặc sắc riêng của cộng đồng người Thái làng Roộc Răm.

Trước kia dân làng tổ chức lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy vào dịp tháng giêng, tháng hai, theo chu kỳ cứ ba năm làm “đại”, một năm làm “tiểu”. Những năm gần đây dân làng còn kết hợp làm thêm tục lệ Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy vào dịp “Tết cơm mới” (Xển xển khảu mơơ) ngày 15 tháng 11 (âm lịch).

Theo các cụ cao niên trong làng, trước khi lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy diễn ra, đồng bào Thái ở làng Roộc Răm phải làm lễ “Tem phạ”. Bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, mọi nhà phải treo các dải chỉ xanh, đỏ để tang trời 3 ngày.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Lễ tục Kin Chiêng Booc Mạy chia làm hai phần chính: Phần tế lễ thần linh và tổ chức hát múa ăn mừng dưới cây bông. Nếu phần tế lễ thần linh diễn ra một cách trang trọng, thành kính thì phần hội lại rộn ràng trong lời ca, tiếng hát, thanh âm bản làng như: tiếng cồng, chiêng, khua luống, khèn bè... và sôi động với một số trò chơi, trò diễn dân gian mô phỏng việc lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người xưa, trong xã hội Thái cổ truyền.

Đối với lễ tục này, cây bông được xem là nét độc đáo, là linh hồn. Vì vậy nên việc làm cây bông này đòi hỏi công phu, tỉ mỉ, khéo léo. Cây bông được làm bằng tre, luồng…, dài khoảng 1,7 – 1,8m có đục lỗ. Cành hoa, bông hoa thường được nhuộm màu sắc sặc sỡ. Mỗi cây có từ 100 đến 200 cành, mỗi cành có từ 50 đến 80 bông hoa, các bông hoa phần lớn những người đến tham gia tự làm và cắm vào cây. Các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất đan bằng tre nứa cũng được treo trên cây bông. Đặc biệt, các tầng cây bông đều có quy tắc riêng. Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo của làng, xã mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9 hay 12 tầng.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Những lời cúng thần linh, lời dặn cây bông, lời hái thuốc, lời các trò chơi, trò diễn thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của người lao động đã góp phần điều chỉnh các hành vi văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng: “Mường (làng, bản) Roộc Răm mở hội - kin chiêng boọc mạy đến mời con là “thầy” của dân, con trò nối nghiệp gia tiên. Có cỗ xôi gà, trầu cau, rượu, nước mời gia tiên pháp sư về dự, cùng theo con đến đền Cấm của Mường làm lễ. Con xin đem theo các Bào chớ, Sao chớ, dụng cụ gia truyền. Mời gia tiên cùng pháp sư đi theo ngăn tà đạo ác không cho vào bản, giặc dã không cho đến mường, giữ cho dân làng tổ chức cuộc vui tốt đẹp”… (nội dung bài cúng gia tiên).

Cùng với sự chảy trôi của thời gian, khi nhiều giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa tộc người bị tác động, có nguy cơ bị mai một, thất truyền thì lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy vẫn được các thế hệ cháu con đồng bào Thái làng Roộc Răm (Như Thanh) bảo tồn và phát huy. Sự tiếp nối, trao truyền ấy như càng tôn vinh cái danh giá, cội nguồn văn hóa vững bền của đất và người dân nơi đây.

Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy - “Bảo tàng” văn hóa Thái truyền thống

Nội dung: Thảo Linh

Ảnh tư liệu của Thảo Linh

Đồ họa: Phạm Nam

Xuất bản: 2:30:11:2021:15:03

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM