(vhds.baothanhhoa.vn) - Xây dựng “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa” là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, là 2 trong 7 phong trào cụ thể của phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xác định được vai trò của công tác này, trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác này và đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển KT-XH địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo động lực phát triển văn hóa cơ sở

Xây dựng “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa” là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, là 2 trong 7 phong trào cụ thể của phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xác định được vai trò của công tác này, trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác này và đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển KT-XH địa phương.

Làng văn hóa Đông Cao, xã Trung Chính, huyện Nông Cống không chỉ là trái tim của vùng văn hóa Nông Cống, mà còn là niềm tự hào của Thanh Hóa, khi đây là một trong những làng văn hóa đầu tiên của cả nước được chọn thí điểm xây dựng làng văn hóa và được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh từ năm 1997. Từ mô hình làng văn hóa Đông Cao, phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển sâu rộng. Từ 512 làng, thôn, bản văn hóa được công nhận năm 2000, đến nay có 4.310/5.401 làng, thôn, bản được công nhận danh hiệu văn hóa, tỷ lệ đạt 79,8% (Trong đó trên 50% làng, thôn, bản văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, nông thôn mới). Phong trào xây dựng làng, thôn, bản văn hóa, quy trình xây dựng được các địa phương tiến hành chặt chẽ từ khảo sát thực tế, xây dựng quy ước, hương ước và tổ chức thực hiện.

Hàng năm Ban Chỉ đạo các cấp đều tiến hành kiểm tra, xét đề nghị công nhận theo đúng quy định của Bộ VH,TT&DL. Tại các thôn, làng, bản văn hóa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, mức sống được nâng cao, an ninh trật tự được đảm bảo, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, môi trường cảnh quan sạch đẹp. Nhiều địa phương đã nhân rộng và phát huy tốt các mô hình. Nhiều đơn vị cấp xã, cấp thôn đã xây dựng được phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao phát triển, thực sự là hạt nhân cho đời sống văn hóa ở vùng nông thôn ngày càng phong phú, các hoạt động thể dục thể thao phát triển, nhất là phong trào thể thao quần chúng.

Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh ở nhiều địa phương.

Việc xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đã phát huy được vai trò hạt nhân của mỗi gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới. Phong trào đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân. Các gia đình văn hóa là hạt nhân nòng cốt, tích cực, gương mẫu chấp hành quy ước, hương ước cộng đồng, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, tích cực tham gia vào các phong trào của địa phương nơi cư trú, góp phần không nhỏ vào thành công chung của phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong tất cả các lĩnh vực như gia đình ông Lê Hữu Hanh ở thôn Nga Hạ, xã Cẩm Thủy gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, bản thân và gia đình đi đầu trong việc thực hiện các mô hình sản xuất, mô hình chăn nuôi, gia đình còn tự nguyện phá dỡ 54m tường rào, cây cối, hiến 108 m2 đất làm đường giao thông nông thôn với tổng giá trị khoảng 30 triệu đồng...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” vẫn chưa đồng đều ở các khu vực, vùng miền; vẫn còn tình trạng một số địa phương còn hiện tượng dễ dãi, hình thức, chạy theo thành tích, số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng các tiêu chí... Cùng với đó việc thực hiện Thông tư số 12 năm 2011 của Bộ VH,TT&DL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

Ngày 5/11/2018, Nghị định số 122 của Chính phủ ban hành về xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa có hiệu lực thi hành quy định nhiều điểm mới về xét tặng các danh hiệu, đảm bảo công bằng, khách quan, tránh hình thức. Hiện nay Sở VH, TT&DL đang tiếp tục tuyên truyền cụ thể từng nội dung của nghị quyết đến các địa phương để từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp sát với tình hình thực tế.

Sự ra đời của Nghị định 122 là bước cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nội dung Nghị định có nhiều điểm mới so với Thông tư 12. Trước tiên, Nghị định được ban hành đánh dấu điểm nhấn quan trọng đạt được về mặt nhận thức - xây dựng đời sống văn hóa trong gia đình và cộng đồng không thuần túy là phong trào, là công việc của chỉ riêng ngành văn hóa mà của toàn xã hội, trong đó vai trò, trách nhiệm về quản lý nhà nước được quy định cụ thể.

Tiêu chuẩn đạt Gia đình văn hóa nêu trong Nghị định có 3 nhóm với 24 tiêu chí (Thông tư 12/2011 của Bộ VH,TT&DL có 3 nhóm với 11 tiêu chí); bao quát hầu hết các lĩnh vực, các tiêu chí lần này nêu trong Nghị định đạt độ tiệm cận hoặc cao hơn mức chuẩn so với một số nội dung tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nội hàm các tiêu chí dễ định lượng, xác định được mức độ đạt và không đạt khi thực hiện bình xét; các tiêu chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh đầy đủ các yếu tố văn hóa chủ đạo trong đời sống gia đình. Nội dung các tiêu chí phản ánh được đặc trưng văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, có giá trị định hướng để giữ gìn và phát triển những đặc trưng tốt đẹp, đạo đức, phẩm chất cao quý của truyền thống gia đình. Nghị định cũng quy định cụ thể 07 nhóm trường hợp không được xét tặng gia đình văn hóa (Thông tư 12/2011 không quy định). Tiêu chuẩn danh hiệu Khu dân cư văn hóa bao gồm 5 nhóm nội dung với 27 tiêu chí cụ thể (Thông tư 12/2011 có 5 nhóm nội dung, 22 tiêu chí)...

Việc ra đời Nghị định 122 sẽ tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa để phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và ngày càng đi vào chiều sâu.

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]