(vhds.baothanhhoa.vn) - Ý thức sâu sắc về vai trò của nước đối với cây trồng - Vai trò số một (nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống) người nông dân xưa đã thông minh sáng tạo ra công cụ lao động hữu ích giúp họ đưa nước từ chỗ này đến chỗ khác nhất là đưa từ nơi thấp đến nơi cao- đó là chiếc gầu giai. Tên gọi này bắt đầu từ âm Hán: Gầu giây sau đọc chệch là gầu giai.

Tìm hiểu văn hóa: Chiếc gầu trong đời sống lao động của nông dân Việt Nam

Ý thức sâu sắc về vai trò của nước đối với cây trồng - Vai trò số một (nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống) người nông dân xưa đã thông minh sáng tạo ra công cụ lao động hữu ích giúp họ đưa nước từ chỗ này đến chỗ khác nhất là đưa từ nơi thấp đến nơi cao- đó là chiếc gầu giai. Tên gọi này bắt đầu từ âm Hán: Gầu giây sau đọc chệch là gầu giai.

Tìm hiểu văn hóa: Chiếc gầu trong đời sống lao động của nông dân Việt Nam

Ở Việt Nam có hẳn một làng nghề chuyên làm gầu giai là làng Thanh Trai thuộc xã Minh Lăng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nhân dân quen gọi là làng Giai. Phải chăng tên làng được đem đặt cho tên vật dụng để khuyên con bảo cháu biết nhớ nghề, cũng là để để tôn vinh nghề và ông tổ nghề. Gầu giai được làm bằng nứa, đan thành hình phễu có miệng loe, trên miệng được cạp một vòng nứa to cho chắc chắn và phía hai bên thành có gắn với khung nẹp tre, ở giữa có cầu tre bắt ngang chia đôi miệng gầu. Bốn sợi dây thừng được nối vào miệng và đáy gầu ở cả hai phía. Khi tát nước, hai người đứng về hai bên, tay nào chân ấy cho thuận, mỗi người nắm một phía thừng, tay phải tay thuận nắm dây trước tay trái nắm dây sau, lúc múc nước thì khom người khi tát thì ưỡn người ngã về sau cho thật căng dây nâng nổi gầu đầy nước lên, rồi hắt dây đáy để đổ nước sang một bên. Ca dao kịp ghi lại cảnh tất nước đêm trăng thật đẹp:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Bài ca dao vẽ nên hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn bay bổng, ở đấy không có sự vất vả mà thấy có sự thảnh thơi hạnh phúc. Hạnh phúc vì có lứa đôi, có trăng vàng soi bóng, chứng kiến mối tình nam nữ chân quê. Cảnh đẹp tắm ánh trăng vàng trải rộng, hòa tan - cảnh đẹp vì có người đẹp - người đẹp vì người ấy đang yêu nên rất xúc cảm. Lối tả cảnh qua tâm trạng thật rất riêng của bài ca dao trữ tình luôn làm say đắm lòng người.

Người Việt có thể tìm thấy hàng loạt câu ca dao dí dóm về công cụ lao động quen thuộc này:

- Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen... - Cô kia tát nước một mình Cho anh tát với chung tình làm đôi. - Hôm qua trăng sáng tờ mờ Em đi tát nước tình cờ gặp anh. - Các anh tát nước gầu dai Hai chị em ta tát hai gầu sòng.

- Ruộng thấp đóng một gầu giai

Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng.

- Ngày ngày vác cuốc thăm đồng

Nước hết thì lấy gầu sòng tát lên

Hết mạ ta lại quảy thêm

Hết lúa ta lại mang tiền đi đong

Nửa mai lúa chín đầy đồng

Gặt về đập sảy bỏ công cấy cày.

- Lúa khô nước cạn ai ơi

Rủ nhau tát nước chờ trời còn lâu

- Một mình vừa chống vừa chèo

Không ai tát nước đỡ nghèo một khi.

- Trời mưa cho ướt lá khoai

Công anh làm rể đã hai năm ròng

Nhà em lắm ruộng ngoài đồng

Bắt anh tát nước cực lòng anh thay

Tháng chín mưa bụi gió may

Cất lấy gầu nước hai tay rụng rời.

- Bồng bồng cõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị em ơi cho tôi mượn chiếc gầu song

Để tôi tát cạn vớt chồng tôi lên.

Chỉ xem tần suất xuất hiện của các câu ca dao này cũng thấy rằng người nông dân rất sáng tạo trong việc chế ra các công cụ lao động sản xuất và rất yêu đời. Chính tình yêu lao động ấy là cội rễ để tạo nên văn hóa và ngược lại văn hóa làm cho họ thêm yêu lao động, yêu cuộc sống. Câu ca nào cũng ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của họ, đó là tình yêu lao động, sự hăng say, sáng tạo, gắn bó trân trọng công sức và sản phẩm tự tay họ làm ra. Ở đó còn dễ dàng tìm thấy, nụ cười, lời ca tiếng hát, sự trong trẻo vui tươi, sự thông minh dí dỏm, óc trào lộng và trên hết là tinh thần lạc quan của người lao động.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]