Với các cuộc thí nghiệm trên những cái hủ gốm ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), các nhà khoa học đã tìm ra dấu vết của rượu. Từ đó người ta cho rằng rượu đã xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc từ 7.000 năm trước Công nguyên. Đến thời nhà Tấn (220 năm trước Công nguyên) thì việc sản xuất rượu đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Đến thời nhà Tống, nhà Minh đã thấy phát hành những cuốn sách về rượu như “Bắc Sơn tửu kính, “Tửu sử”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vài suy ngẫm về văn hóa rượu và uống rượu

Với các cuộc thí nghiệm trên những cái hủ gốm ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), các nhà khoa học đã tìm ra dấu vết của rượu. Từ đó người ta cho rằng rượu đã xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc từ 7.000 năm trước Công nguyên. Đến thời nhà Tấn (220 năm trước Công nguyên) thì việc sản xuất rượu đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Đến thời nhà Tống, nhà Minh đã thấy phát hành những cuốn sách về rượu như “Bắc Sơn tửu kính, “Tửu sử”.

Tranh minh họa của Ngọc Hiếu.

Việt Nam chúng ta cũng là một trong những nước sản xuất ra rượu từ thời thượng cổ. Câu chuyện vua Hùng thứ 18 say rượu cho thấy ông cha ta đã biết nấu rượu và uống rượu từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Rượu là sản phẩm được chế xuất theo cách ủ men từ lương thực, mật ong và một số thứ quả như nho, táo... Rượu được dùng trong cung đình thời phong kiến, lễ hội ở đình, chùa, lăng, miếu, để thờ cúng tổ tiên và trong cuộc sống đời thường của nhân dân. Rượu còn được dùng để ngâm tẩm, pha chế các thứ thuốc đông y để chữa bệnh. Rượu đã thành thứ cần thiết trong nghi lễ quốc tế, quốc gia, trong các đình đám, hiếu, hỷ, mừng thọ, mừng xuân. Từ đó mới có câu “Vô tửu bất thành lễ”. Đặc biệt là trong dịp tết đến, xuân về, phong tục của nhân dân ta là đến nhà ai cũng có ly rượu để chúc mừng năm mới, chúc mừng sức khỏe, làm ăn thành đạt, mọi sự tốt lành. Vì vậy nhà thơ Tú Xương đã viết: “Chẳng phong lưu cũng ba ngày tết/Kiết cú như ai cũng rượu chè”.

Chúc mừng nhau ly rượu đã thành nét đẹp văn hóa trong cuộc sống - Văn hóa rượu. Văn hóa rượu thể hiện ở phong cách uống rượu, phong cách chúc nhau, thể hiện sự thanh nhã, tấm lòng kính trọng, tri âm, tri kỷ với nhau theo đúng nghĩa: “Tửu phùng tri kỷ ẩm”. Ngày xuân, ngày lễ mừng nhau, lâu ngày gặp đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, anh em mời nhau ly rượu, cốc bia để nhấm nháp, thưởng thức vị ngọt ngào, cay nóng, để kích thích sự hoạt bát trong trao đổi tâm tình, thăm hỏi nhau về gia đình, cuộc sống, hàn huyên về nhân tình thế thái, chia sẻ với nhau những niềm vui...

Người xưa nói: “Bầu rượu, túi thơ”. Thật thế, đối với các nhà thơ, nhà văn thì rượu là nguồn cảm hứng thú vị. Có men rượu tâm hồn nghệ sỹ thăng hoa để có thêm những áng thơ, văn tuyệt tác. Cụ Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến khi uống rượu với bạn đồng khoa, bạn thơ đã bộc bạch: “Có những lúc rượu ngon cùng uống/Chén quỳnh tương ấm áp bầu xuân”. Khi bạn qua đời, ông hụt hẫng, bâng khuâng: “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua”.

Uống rượu, chúc rượu như trên là một phong cách, một thú chơi tao nhã, mang đậm nét văn hóa đích thực. Một số người còn cho rằng nếu biết sử dụng rượu, uống rượu vừa phải sẽ giúp cho kích thích tiêu hóa, tăng tuần hoàn tiết dịch, thần kinh hoạt lạc, mạnh thêm gân cốt, tăng cường hiệu quả cho các loại thuốc đông y, do đó mà có tác dụng trị bệnh, có lợi cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt thanh tao, tích cực đó thì lại thường có những người nhận thức sai. Họ quan niệm: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” (Đàn ông mà không có rượu thì như cờ không có gió), nên cổ vũ, đua đòi, sa đà vào rượu theo cách uống chưa say chưa phải là uống rượu, để rồi trở thành những đệ tử “lưu linh”, khiến cho cuộc đời bị con "ma men" ngự trị.

Ở nước ta trong những năm gần đây do kinh tế tăng trưởng, đời sống được nâng lên, lễ hội đình đám phát triển, việc dùng rượu bia cũng tăng lên đến mức đáng lo ngại. Theo công bố của Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) thì trong năm 2018 mức tiêu thụ rượu, bia trong cả nước là 305 triệu lít rượu, tương đương 72 triệu lít cồn và 4,1 tỷ lít bia tương đương 161 triệu lít cồn, xếp hạng thứ 2 các nước Đông nam Á, thứ 10 châu Á, thứ 29 thế giới.

Trong các bảng thống kê về tai nạn giao thông thì số người bị chấn thương, bị tử vong do nguyên nhân từ rượu chiếm tỷ lệ khá lớn. Ở các bệnh viện số người bị viêm, loét dạ dày, đường ruột, bị xơ gan, ung thư gan, các bệnh về tim mạch, huyếtấp... do uống rượu, nghiện rượu cũng không ít. Còn có những hệ lụy khác như do say rượu mà đánh vợ, đánh con, gia đình tan vỡ, rồi những vụ xô xát, chửi bới nhau, thậm chí đâm chém nhau để lại hậu quả gây ra thù oán, mất đoàn kết trong xóm làng, mất trật tự an toàn xã hội.

Từ lâu trong nhân dân ta đã có những câu ca để cảnh báo về rượu, để nói về tác hại đối với nhân cách và sức khỏe của con người: “Rượu nhạt uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”.

Nhưng đặc biệt sợ nhất là mấy ông đã uống rượu, uống bia, đã đỏ mặt, tía tai rồi mà vẫn thản nhiên ngồi cầm vô lăng để lái ô tô, hoặc vẫn ung dung điều khiển xe máy đi ngang, đi dọc trên đường.

Vừa qua TP Hà Nội đã đề ra một khẩu hiệu, một quy tắc: “Đã uống rượu bia không lái xe". Rất hoan nghênh, rất đồng tình với sáng kiến này.

Văn Như Tước


Văn Như Tước

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]