(vhds.baothanhhoa.vn) - Đó là tâm sự chung của các nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên đã lâu chưa có chuyến lưu diễn để phục vụ khán giả nhưng các nghệ sỹ của nhà hát vẫn luôn nuôi dưỡng một tình yêu với nghề, với ánh đèn sân khấu dù cho có lúc, cuộc sống của họ cũng chông chênh với biết bao nỗi lo cơm, áo...

Vẫn mãi một tình yêu đối với sân khấu

Đó là tâm sự chung của các nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên đã lâu chưa có chuyến lưu diễn để phục vụ khán giả nhưng các nghệ sỹ của nhà hát vẫn luôn nuôi dưỡng một tình yêu với nghề, với ánh đèn sân khấu dù cho có lúc, cuộc sống của họ cũng chông chênh với biết bao nỗi lo cơm, áo...

Vẫn mãi một tình yêu đối với sân khấu

Vở cải lương “Còn mãi với thời gian” được Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa báo cáo vào cuối tháng 11-2021

NSƯT Tố Hảo, Phó Giám đốc nhà hát, phụ trách Đoàn Tuồng kể rằng: “Nhiều hôm nhớ nghề, tôi lại mở xem các vở tuồng mà mình đã từng diễn. Những lúc như thế mới nhận ra, thời gian đã làm thay đổi nhiều thứ nhưng với tôi, lửa nghề vẫn “cháy” như thuở ban đầu vậy. Càng yêu nghề, tôi càng trăn trở về những hướng đi mới để nghệ thuật Tuồng ngày càng phát triển".

Theo NSƯT Tố Hảo, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa nên có những chương trình ghi hình các bộ môn nghệ thuật truyền thống và phát trên sóng mỗi tháng một lần cho người dân xem.

Bên cạnh đó cần sớm đưa sân khấu vào học đường để vừa có đất cho nghệ sỹ bám trụ với nghề, vừa giúp học sinh hiểu và yêu nghệ thuật truyền thống.

Vẫn mãi một tình yêu đối với sân khấu

Khác với những vai diễn khí phách trên sân khấu Tuồng, NSƯT Tố Hảo ngoài đời rất đôn hậu, dịu dàng.

Với nghệ sỹ, thiếu khán giả là một thiệt thòi nhưng trong thời điểm dịch bệnh, chỉ cần được đứng trên sân khấu biểu diễn thôi cũng đã là một niềm hạnh phúc. Đó là chia sẻ của NSƯT Vương Hải, Phó Giám đốc nhà hát, phụ trách Đoàn Cải lương.

Được biết, từ năm 2017 đến nay, sau khi sáp nhập về Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa, các đoàn tuồng, chèo, cải lương cũng không còn được cấp kinh phí dàn dựng các vở diễn hàng năm như trước đây nữa. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các diễn viên, nghệ sỹ của Đoàn Cải lương được tham gia Liên hoan sân khấu Cải lương toàn quốc năm 2022, lãnh đạo nhà hát đã giành kinh phí để dàn dựng vở diễn “Còn mãi với thời gian”. Vở diễn do NSƯT Vương Hải vào vai chính, nên với anh đó thực sự là điều may mắn trong năm 2021.

Vẫn mãi một tình yêu đối với sân khấu

Vai diễn Cải lương nào của NSƯT Vương Hải cũng để lại ấn tượng sâu đậm.

Là giọng hát chèo được nhiều người biết đến nên kể từ khi có dịch COVID-19, NSƯT Thương Hiền chưa lúc nào thôi nhớ đến những tiếng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả.

Chị thấy buồn vì bộ môn mà chị đam mê gắn bó không dễ gì có thể phát triển trước sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình giải trí hiện đại. Càng buồn hơn khi dịch bệnh đã khiến cho nghệ thuật truyền thống nói chung khó có cơ hội được đến gần khán giả.

Chị bày tỏ: Biết chúng tôi đam mê sân khấu nên lãnh đạo nhà hát đã tạo điều kiện để anh, chị em nghệ sỹ của các đoàn nghệ thuật được tham gia dàn dựng các chương trình dân ca, dân vũ nhằm tái hiện và giữ gìn những nét đẹp văn hóa mang đậm sắc thái văn hóaxứ Thanh. Cũng qua đó, tôi hiểu được, ngoài tuồng, chèo, cải lương, Thanh Hóa còn có rất nhiều loại hình nghệ thuật cần được khôi phục và phát huy. Những lúc như thế, anh em nghệ sỹ càng ý thức được trách nhiệm của mình nên có thêm động lực để tập luyện.

Đến nay, sau gần 3 năm thành lập đoàn Dân ca, dân vũ, chúng tôi đã góp phần nâng tầm bản sắc văn hóa quê hương thông qua ba 3 chương trình nghệ thuật lớn dược dàn dựng công phu với hơn 30 làn điệu của các vùng, miền trong tỉnh. Tất cả đều được đưa lên sân khấu và ghi hình nên các diễn viên, nghệ sỹ cũng thấy được động viên rất nhiều”.

Vẫn mãi một tình yêu đối với sân khấu

Tên tuổi của NSƯT Thương Hiền đã gắn liền với nhiều vở chèo nổi tiếng.

Bên lề câu chuyện, nghệ sỹ Nguyễn Hữu Cảnh, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn Chèo cho biết thêm: Đại dịch đã khiến các đoàn nghệ thuật không đi biểu diễn được nên ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của nhà hát. Trong khi đó, các nhiệm vụ, kế hoạch thì vẫn phải hoàn thành. Vì vậy, để vừa tạo điều kiện cho các nghệ sỹ được thỏa niềm đam mê dưới ánh đèn sân khấu, vừa có thêm nguồn thu cho đội ngũ hợp đồng, nhà hát đã linh động dàn dựng những trích đoạn ngắn nhằm tuyên truyền các sự kiện chính trị của quê hương, đất nước và nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng, chống dịch. Chỉ riêng trong thời gian thành phố Thanh Hóa thực hiện giãn cách xã hội (từ 15 đến 30-9-2021) nhà hát đã dàn dựng, ghi hình được 6 tiết mục phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Trong số đó, hoạt cảnh chèo “Vững tin nơi tuyến đầu chống dịch” đã giành được giải A do Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam tổ chức năm 2021.

Còn được biểu diễn là còn được gắn bó với nghề. Niềm tin đó chính là động lực để dù trong gian khó, các nghệ sỹ, diễn viên của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa vẫn luôn mang trong mình khát vọng được cống hiến vì một xứ Thanh đa sắc màu nghệ thuật.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]