(vhds.baothanhhoa.vn) - Làng Kẻ Sập (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) không chỉ được biết đến là quê hương của Hoàng đế Lê Đại Hành. Nơi đây còn có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc lưu truyền cho hậu thế.

Về quê hương của người anh hùng "áo vải" Lê Hoàn

Làng Kẻ Sập (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) không chỉ được biết đến là quê hương của Hoàng đế Lê Đại Hành. Nơi đây còn có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc lưu truyền cho hậu thế.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Có tuổi đời hàng nghìn năm, là làng Việt cổ điển hình của mảnh đất xứ Thanh, làng Kẻ Sập (hay là làng Trung Lập), hiện vẫn lưu giữ nhiều di tích, phong tục, tập quán cổ và cả những huyền tích, những câu chuyện hư hư thực thực gắn liền với cuộc sống bình dị của người dân quê.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Tại đây vẫn còn những dấu tích về thời thơ ấu của người anh hùng dân tộc Lê Hoàn cùng với nhiều truyền thuyết dân gian. Ngôi miếu nhỏ chỉ rộng chừng 30 mét vuông đã được người dân xã Xuân Lập tôn thờ nhiều đời và gọi là “Nền sinh Thánh”. Tương truyền, đây nơi vị vua anh minh đã chào đời.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Theo sử sách: Hoàng đế Lê Đại Hành (941-1005), húy là Lê Hoàn, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Trong cuộc đời 64 năm với 10 năm làm Thập đạo tướng quân, 24 năm làm vua, Lê Đại Hành hoàng đế đã lãnh đạo quân dân Đại Cồ Việt phá Tống, bình Chiêm, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước hưng thịnh. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Đến Kẻ Sập, điểm dừng chân đầu tiên được nhiều người lựa chọn là viếng thăm Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Theo một số tài liệu còn lưu lại, sau khi Vua Lê Đại Hành mất, người dân làng Trung Lập đã dựng ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre, nứa lá trên nền nhà cũ mẹ con Vua từng sống để phụng thờ. Sau khi được trùng tu (khoảng thế kỷ XVII), đền thờ có được vóc dáng hoàn chỉnh như hiện nay.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ Công, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường, hậu cung cùng với hệ vì kèo đặc trưng: giá chiêng, chồng rường, kèo góc theo lối dầm đỡ chống nóc tạo nên sự liên kết vững chắc cho tổng thể ngôi đền.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Đền thờ còn bảo tồn được hệ thống các mảng chạm khắc như: chạm thủng, chạm nổi, chạm bong với đề tài phong phú và đa dạng, cùng những bức phù điêu, con giống làm bằng đất nung của thế kỷ XVIII đã tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc của di tích.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Cùng với lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đền thờ Lê Hoàn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, trong đó nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII. Một bia nhỏ dựng năm 1601 do Phùng Khắc Khoan soạn, khắc ghi ruộng đất hương hỏa thờ cúng Vua nhà Tiền Lê. Bia thứ hai là “Lê Đại Hành Hoàng đế miếu điện bia” soạn năm 1626, khắc ghi công đức, sự nghiệp của Vua Lê Đại Hành trong thời gian trị vì.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Tại đây, vẫn còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật cổ, đặc biệt là một đĩa ngọc cổ phát sáng và đôi đũa thử độc của vua mà người dân địa phương vẫn luôn xem là báu vật.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Trong làng cổ Kẻ Sập, còn có khu lăng Hoàng khảo nhà Tiền Lê nằm giữa đồi cây xanh mát. Bên cạnh đó, là nơi thờ Nguyễn Nhữ Lãm - một trong những đại thần có công trong Cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ XV.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Quê hương của vị anh hùng áo vải Lê Hoàn còn nổi danh với bánh lá răng bừa. Nghề làm bánh đã gắn bó với người dân Kẻ Sập từ nhiều đời nay. Không chỉ là món ngon dân dã, mỗi chiếc bánh còn chứa đựng nét văn hóa của con người và vùng đất Trung Lập. Đây từng là sản vật dùng để tiến Vua.

Về quê hương của người anh hùng “áo vải” Lê Hoàn

Với những phong tục, tập quán tốt đẹp, những di sản văn hóa quý giá đã được người dân lưu giữ ngàn đời nay, làng Trung Lập đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt. Ở đó, những di tích cổ, những mỹ tục vẫn luôn được gìn giữ như một sự tri ân đối với các bậc tiền bối.

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]