(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa đang ngày càng được biết đến nhiều hơn với những chỉ tiêu tăng thu ngân sách “tốp đầu” cả nước. Là tỉnh có sự trỗi dậy mạnh mẽ và dần trở thành cực tăng trưởng mới, hình thành nên tứ giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa. Đặc biệt mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết riêng cho Thanh Hóa... Trước những thành quả to lớn trên không thể không nhắc tới vai trò của công tác dân vận. Phóng viên Báo Văn hóa và Đời sống đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Thị Phương - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy xung quanh chủ đề này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dân vận khéo “cầu nối” giữa Đảng và Dân (Kỳ cuối): Phát huy vai trò công tác dân vận, xây dựng quê hương Thanh Hóa giàu đẹp

Thanh Hóa đang ngày càng được biết đến nhiều hơn với những chỉ tiêu tăng thu ngân sách “tốp đầu” cả nước. Là tỉnh có sự trỗi dậy mạnh mẽ và dần trở thành cực tăng trưởng mới, hình thành nên tứ giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa. Đặc biệt mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết riêng cho Thanh Hóa... Trước những thành quả to lớn trên không thể không nhắc tới vai trò của công tác dân vận. Phóng viên Báo Văn hóa và Đời sống đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Thị Phương - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy xung quanh chủ đề này.

Phóng viên: Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và dần trở thành “cực tăng trưởng mới” của khu vực. Xin đồng chí đánh giá về vai trò của công tác dân vận đối với sự phát triển của tỉnh?

Đồng chí Hà Thị Phương: Có thể khẳng định, công tác dân vận tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân để triển khai các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và của tỉnh. Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở ngày càng xem trọng vai trò của công tác dân vận. Đặc biệt, các cấp, ngành luôn nêu cao vai trò quản lý, điều hành theo quy chế dân chủ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác dân vận trong từng giai đoạn cách mạng, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã có những chương trình hành động cụ thể.

Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu kịp thời cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận ở các cấp. Từ đó,nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới.

Tổ chức phối hợp tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác dân vận chính quyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đảm bảo củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Từ đó, các cơ quan nhà nước, nhất là những ngành, đơn vị có quan hệ trực tiếp với nhân dân đã công khai, minh bạch hơn các chủ trương, chính sách. Không ngừng nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong giải quyết công việc trên tinh thần “tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước cũng như thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Đổi mới và nâng cao chất lượng tham mưu và hiệu quả hoạt động của hệ thống dân vận. Trong đó, tăng cường công tác dự báo, nắm chắctình hình, phát hiện kịp thời tình huống và phối hợp tham mưu giải quyết có hiệu quả các vụ việc nổi cộm, bức xúc, phát sinh ở cơ sở, không để xảy ra điểm nóng. Nâng cao và phát triển các phong trào thi đua “dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới,đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của khối dân vận, tổ dân vận thôn, bản, khu phố...

Phóng viên: Trong nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, Báo Văn hóa và Đời sống đã lựa chọn đăng tải nhiều kỳ báo ghi nhận ngẫu nhiên, khách quan nhiều mô hình, điển hình do phóng viên phát hiện từ cơ sở. Đồng chí đánh giá, nhận xét như thế nào về đóng góp của những con người làm công tác dân vận mà các kỳ báo đã phản ánh?!

Đồng chí Hà Thị Phương: Trước hết phải cảm ơn Báo Văn hóa và Đời sống đã phản ánh, nói lên phần nào vai trò, trách nhiệm của những con người làm côngtác dân vận cơ sở. Đó có khi là cán bộ dân vận vùng giáo, miệt mài với công việc, góp phần giữ gìn tinh thần đoàn kết lương - giáo. Là cán bộ kiểm lâm, là mỗi người dân gắn với trách nhiệm đấu tranh giữ rừng, bảo vệ và phát triển rừng thay vì phụ thuộc vào rừng, phá rừng. Hay như cán bộ giải phóng mặt bằng, cán bộ NHCSXH... Tất cả họ đều là những “người hùng” trên mặt trận dân vận, tạo sự lan tỏa trong thi đua giữa các cấp chính quyền, cấp ngành của tỉnh.

Bên cạnh đó, với vai trò cầu nối giữa Đảng và dân, dân vận luôn được xem là đi đầu trong các phong trào lớn của Đảng và Nhà nước... Điển hình như, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua thống kê, năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn cao (13,51%), riêng 11 huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 25,79%, cá biệt có những thôn bản thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới còn có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo 100%.

Tôi đánh giá cao hệ thống dân vận, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội... đã thực hiện tốt việc phân loại hộ nghèo để tuyên truyền, vận động, đứng ra tín chấp cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất, hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Điều đáng nói, là có một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới huy động sức mạnh của nhân dân thành công, như tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chí về môi trường và tiêu chí về hộ nghèo,... nhưng những tiêu chí này nhiều huyện, xã, thôn vẫn chưa làm tốt?! Tùy điều kiện từng địa phương, đơn vị, hệ thống dân vận ở cơ sở đã có nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Với những cách thức vận động nhân dân thay đổi phương thức sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi... Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Đặc biệt, “Năm Dân vận chính quyền 2018, 2019” và “Năm Dân vận khéo 2020”, với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, một trong những chuyển biến đáng ghi nhận trong công tác dân vận của bộ máy chính quyền thời gian qua đã đang là một trong những điểm nhấn của công tác dân vận. Chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân và chế độ tiếp dân định kỳ, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu tố của dân đã được diễn ra thường xuyên hơn. Từ đó, nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước và chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo...

Có thể nói, công tác dân vận đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Phóng viên: Nghị quyết số 58 NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra đời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị đối với sự phát triển tỉnh Thanh Hóa. Để quán triệt và thực hiệnnghị quyết, vai trò của công tác dân vận trong thời gian tới có gì đổi mới, thưa đồng chí?

Đồng chí Hà Thị Phương: Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 58 NQ/TW, thời gian tới, công tác dân vận cần tập trung một số nội dung, nhiệm vụ.

Một là, tuyên truyền sâu rộng để các tầng lớp nhân dân hiểu rõ đầy đủ nội dung Nghị quyết số 58 NQ/TW.

Hai là, tăng cường công tác tham mưu, nắm chắc tình hình nhân dân, tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ và các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Giữ mối liên hệ giữa Mặt trận, đoàn thể, phối hợp vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ba là, tập trung bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ khối dân vận xã, phường, thị trấn và cán bộ MTTQ, đoàn thể các huyện, thị, thành phố mới kiện toàn sau Đại hội Đảng các cấp; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các sở, ban, ngành làm nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến công tác vận động quần chúng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước theo tinh thần Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.

Bốn là, tham mưu thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; đề cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của nhân dân thông qua tổ chức hoạt động của MTTQ các cấp.

Năm là, không ngừng nâng cao cảnh giác trước âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng” trong cộng đồng dân cư.

Sáu là, tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh sản xuất, tích cực học tập để chuyển giao công nghệ, khoa học, kỹ thuật, sáng tạo trong lao động, có ý chí vươn lên làm giàu, đoàn kết tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Đình Giang (thực hiện)


Đình Giang (thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]