(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố, tỉnh Thanh Hóa đồng thời có chủ trương nhất thể hóa (NTH) chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện, nhiều địa phương đã gặp khó khăn. Ngày 12/12/2019, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ra Nghị quyết 232/2019/NQ-HĐND về chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; chức danh, số lượng, mức thù lao đối với chủ tịch các hội đặc thù ở cấp xã; chức danh, số lượng, mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết 232). Nghị quyết này ra đời đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn nhìn từ Nghị quyết 232 (Bài 1): Từ nhất thể hóa đến không nhất thể hóa

Thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố, tỉnh Thanh Hóa đồng thời có chủ trương nhất thể hóa (NTH) chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện, nhiều địa phương đã gặp khó khăn. Ngày 12/12/2019, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ra Nghị quyết 232/2019/NQ-HĐND về chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; chức danh, số lượng, mức thù lao đối với chủ tịch các hội đặc thù ở cấp xã; chức danh, số lượng, mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết 232). Nghị quyết này ra đời đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn.

Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2022 gắn với Nghị quyết 232, nhiều thôn đã không còn thực hiện NTH chức danh Bí thư kiêm Trưởng thôn. Thực tế cho thấy, đối với những đơn vị sau sáp nhập với số dân đông, diện tích lớn thì việc tách chức danh Bí thư, Trưởng thôn sẽ thuận lợi hơn trong công tác quản lý, điều hành...

Khi tách hợp hơn nhập...?

Sau sáp nhập thôn, Thanh Hóa có 2.346 Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, nhưng đến ngày 30/6/2020 trên địa bàn tỉnh còn 1986 thôn không NTH chức danh này. Như vậy là đã có 360 con người không còn đảm nhiệm chức danh Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Từ NTH đến không NTH, lại mở ra một câu chuyện tuy không mới nhưng vẫn còn đó câu chuyện về một cuộc hành trình khó nhiều hơn dễ...

Sau sáp nhập thôn, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) còn 5 thôn và xã cũng đã tiến hành NTH Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn ở 5 thôn này. Tuy nhiên, sau 2 năm NTH chức danh đã có nhiều vấn đề được đặt ra. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quang Khánh - Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Hợp thì có 3 cái khó: Một là, số lượng cán bộ chủ chốt ở thôn giảm quá nhiều trong một thời gian ngắn, từ 11 thôn với 22 đồng chí Bí thư, trưởng thôn thì sau sáp nhập thôn và NTH Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn chỉ còn 5 đồng chí, dẫn đến không đủ người làm; thứ hai là, dù trong một xã, điều kiện về kinh tế, phong tục tập quán tương đồng nhưng khái niệm về thôn nọ, thôn kia sau sáp nhập vẫn đang còn, dẫn đến việc tuyên truyền vận động nhân dân hạn chế, không được sâu sát; thứ ba là, ở dưới thôn rất nhiều việc nên khi sáp nhập thôn, xã cũng đã tăng cường cấp ủy chi bộ lên 5 người nhưng bất cập ở chỗ, cấp ủy chi bộ đến Trưởng ban công tác mặt trận cũng không có phụ cấp. Ngoài Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn có phụ cấp còn các đồng chí khác công việc cũng vất vả như nhau nhưng do phụ cấp không có nên dẫn đến tình trạng nhìn nhau trong quá trình làm việc.

Sau khi nhìn thấy khó khăn đối với việc NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn và theo tinh thần Nghị quyết 232, Đảng ủy xã Hoằng Hợp đã đề nghị với Huyện ủy Hoằng Hóa cho ý kiến để không tiếp tục thực hiện NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn mà tách Bí thư riêng, Trưởng thôn riêng.

Ông Nguyễn Quang Khánh - Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Hợp, chia sẻ: "Sau 2 năm thực hiện NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn rất vất vả, có những thôn sau khi sáp nhập hơn 400 hộ. Cán bộ thôn đề nghị xin được nghỉ nhiều lần vì họ đã làm quá sức, ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ và có những nhiệm vụ không thực hiện được. Từ Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2022, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Huyện ủy, chúng tôi đã tiến hành tách Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và thực hiện theo mô hình 3 người đảm nhiệm 6 chức danh thì thực tế công việc hiệu quả hơn rất nhiều"...

Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Thái (Yên Định) trao thưởng cho 4 thôn đạt thành tích xuất sắc trong công tác thu sản, thuế vụ 5 năm 2020.

Đối với xã Yên Thái, huyện Yên Định, sau khi sáp nhập thôn, xã còn 4 thôn và 4 thôn này cũng NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Nhưng tại Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2022, 3/4 thôn đã tách riêng Bí thư chi bộ và Trưởng thôn. Đây được xem là một quyết định đúng, cần thiết và phù hợp đối với Yên Thái. Bà Nguyễn Thị Khuyên - Bí thư Đảng ủy xã Yên Thái, cho rằng: "NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, bộ máy tinh gọn hơn, các công việc thực hiện chủ động hơn. Xét về hiệu quả vẫn đáp ứng tốt, nhưng cán bộ thôn phải gồng mình lên rất nhiều, phải lo để hoàn thành trách nhiệm, vừa vất vả về công việc lại vừa hạn chế về chế độ chính sách. Các thôn bây giờ đang có 3 cấp ủy viên, trước đây là 5 cấp ủy thì cơ bản các nhiệm vụ đều phải chung tay để làm hết. Nếu NTH thì một đồng chí chế độ rất cao còn người chỉ là tổ viên. Cấp ủy viên bình thường thôi mà không có chức danh gì thì phụ cấp rất thấp. Tách ra vừa đảm bảo về quyền lợi đồng thời công việc cũng nhẹ nhàng hơn".

Bà Khuyên cũng khẳng định, sau 7 tháng không còn thực hiện NTH Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn ở 3 thôn và thực hiện theo mô hình 3 người đảm nhiệm 6 chức danh thì công việc ở thôn, ở xã đã có những tiến triển tốt hơn. Bà đưa ra những dẫn chứng cụ thể trong vấn đề thu sản, thu thuế. Đó là các kỳ thu trước đây, nếu thu tốt cũng phải sang ngày thứ 2 mới xong, nhưng năm nay ngày ngày đầu tiên, giờ đầu tiên đã có 100% các thôn nộp hết. Theo kế hoạch, việc thu là 3 ngày.

“Nhiệm kỳ này, đội ngũ cán bộ thôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau rất tốt. Đoàn kết không chỉ trong nội bộ của thôn mà còn giữa các thôn với nhau. Trước kia, khi chưa NTH Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, bí thư một ý, trưởng thôn một ý nhưng sau khi NTH rồi đến giờ là tách thìbí thư, trưởng thôn rất đồng thuận, có sự hỗ trợ nhau để đảm bảo tiến độ nhanh hơn. Có lẽ do các đồng chí đã đi qua NTH nên khi tách sẽ thấu hiểu và có những sự thông cảm hơn” - Bà Khuyên cho biết.

Theo tinh thần Nghị quyết 232 của HĐND tỉnh và Công văn số 1555 của Tỉnh ủy Thanh Hóa thì căn cứ vào tình hình thực tế tại cơ sở, không nhất thiết nơi nào cũng phải NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Đây là một quy định mở để từ đó tháo gỡ khó khăn tại cơ sở khi thực hiện NTH Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Tuy nhiên cũng không thể đánh đồng với việc NTH tốt hơn hay không NTH tốt hơn. Tất cả đều phải phụ thuộc vào điều kiện dân số, diện tích sau khi sáp nhập thôn và quan trọng là sức khỏe, trình độ, năng lực của cán bộ thôn đó có đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hay không...

Gặp gỡ những cán bộ thôn được tái cử

Sau khi không còn thực hiện NTH chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, nhiều xã đã chọn được nguồn nhân sự mới. Đáng mừng, tuy không phải nguồn mới nhưng có những đồng chí đã từng là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn lại được tín nhiệm để tái cử làm Trưởng thôn hoặc Bí thư. Đây rõ ràng là một tín hiệu vui vì bản thân người được tái cử đã từng gánh trên vai 2 nhiệm vụ nên đối với họ, việc tiếp tục được làm Bí thư hay Trưởng thôn, công việc sẽ nhẹ nhàng hơn và chắc chắn họ cũng sẽ làm tròn vai hơn.

Nhiệm kỳ 2020 - 2022, ông Lê Văn Dự sinh năm 1960 ở thôn Đức Tiến, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) được bầu làm Bí thư kiêm Trưởng ban công tác mặt trận thôn. Trước đó, khi sáp nhập thôn, ông đã từng làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đức Tiến. Như vậy là tính đến thời điểm này, ông Dự đã có 10 năm làm Bí thư chi bộ. Nhớ về thời gian lúc còn làm kiêm 2 chức danh, ông Dự trải lòng: "Khi sáp nhập thôn Đức Giáo và Hợp Tiến thành thôn Đức Tiến có hơn 400 hộ. Trong quá trình làm cán bộ thôn tại đây, tôi cũng thấy nhiều bất cập, đó là người dân trong thôn vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm tiểu thủ công nghiệp nên việc chỉ đạo rất khó khăn. Thêm vào đó lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở mỏng nên thường xảy ra nhiều vấn đề tiêu cực. Áp lực công việc nhiều nhưng vẫn phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Nên khi tách Bí thư, Trưởng thôn tôi cho là hợp lý và giờ chỉ làm một nhiệm vụ thì sẽ chuyên sâu hơn và hiệu quả sẽ tốt hơn".

Với ông Nguyễn Văn Quyền, sinh năm 1954 ở thôn Thanh Sơn, xã Trung Chính (Nông Cống) sau khi sáp nhập thôn ông cũng được bầu làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2022 mới đây, ông được tái cử bầu làm Trưởng thôn Thanh Sơn. Thời gian làm 2 chức danh, ông Quyền đã có đưa ra nhiều giải pháp, cách làm hay. Ông nhớ lại: Kiêm nhiệm thì phải biết cách làm thì mới làm được. Hai nhiệm vụ trong 1 con người thì phải biết phân chia công tác Đảng và công tác chính quyền.Vấn đề gì làm được thì phải tạo điều kiện để phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, cũng theo ông Quyền, thời gian ông làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn cũng gặp nhiều khó khăn. Nhất là mỗi lần thu hoạch vụ mùa vừa phải họp cả làng trên lại họp cả làng dưới, công việc chạy hết chỗ này đến chỗ khác mà theo như chia sẻ của ông nếu không có tính Đảng thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Hoàng Việt Anh


Hoàng Việt Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]