(vhds.baothanhhoa.vn) - Thưở trước cha ông ta cứ đi dọc theo con sông con suối mà sống mà cư ngụ, chỗ nào có nước là có đất bồi có sự sống. Có nước để ăn uống sinh hoạt, có đất để cấy trồng, nghề nông trở thành phổ biến nuôi sống mỗi người và cứ thế mà phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cối chày miền nhớ miền yêu

Thưở trước cha ông ta cứ đi dọc theo con sông con suối mà sống mà cư ngụ, chỗ nào có nước là có đất bồi có sự sống. Có nước để ăn uống sinh hoạt, có đất để cấy trồng, nghề nông trở thành phổ biến nuôi sống mỗi người và cứ thế mà phát triển.

Cho đến hôm nay đất nước ta vẫn có hơn 70% dân số là nông dân, 40 % lực lượng là lao động nông nghiệp, trải qua nhiều biến động mới nghiệm ra rằng cứ giữ vững nông nghiệp thì ổn định phát triển và mới có thể thi thố với đời với người. Phải bám vững và tự hào rằng từ nền văn minh lúa nước mà đi lên, để tên tuổi dân tộc vang lên trên diễn đàn thế giới về thành tích đứng thứ hai xuất khẩu lúa gạo. Vinh danh nông thôn, nông dân là một tư duy về nguồn, và nó còn phù hợp với truyền thống, đạo lý thẳm sâu nghìn đời củatổ tiên ông bà. Câu ca “Dĩ nông vi bản”, “Phi nông bất ổn” “Nông suy bách nghề bại” phải chăng vì thế mà ra đời để nhắc nhở mọi người phải biết yêu quí trân trọng nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Câu chuyện về chiếc chày giã gạo của một thời gian khó, kiệm cần để mà nhớ mà yêu cũng là tựa khúc mỹ cảm ấy mà nên duyên.

Đã ở độ tuổi năm mươi tôi vẫn thật khó cắt nghĩa cho mình vì sao chỉ có cái thân chày mộc mạc nhỏ thó, cái cối đơn giản là thế mà các cụ gọi là chày máy. Phải chăng nó làm ra gạo nhanh, hay nó khác mọi vật là dùng chân đạp để vận hành sử dụng. Sâu sa hơn có phải nó là vật giá trị nhất nhì của gia sản nhà nông mà các cụ gọi thế. Cứ lý giải tạm vậy để cho ổn cái tâm thắc mắc.

Chiếc cối xay lúa chỉ làm được nhiệm vụ chế biến lúa ra gạo lức (gạo lật), còn muốn ăn gạo trắng thì phải đem giã bằng bộ chày mà dân gian gọi bằng cái tên thân thương trìu mến: chày máy. Chày máy có hai bộ phận là cối và chày. Cối là vật chứa gạo lức, chịu sự va đập mạnh từ chày nên được chế bằng đá xanh. Thân hình trụ tròn, bên trong lòng được khoét hình phễu, có chiều cao 50 đến 70. Phía trên có phần tảng bằng đá hình vuông khoét hổng ở giữa vừa đúng với miệng cối để tăng độ cao và che cho gạo không bắn ra ngoài mỗi khi giã. Nhìn thân cối được đẽo gọt công phu mới hay rằng đức tính cần cù chịu thương chịu khó là bản chất sống của người Việt. Có thế mới lý giải được tại sao chỉ có bằng tay với công cụ thô sơ họ lại đẽo được hòn đá to thành cái cối có hình thù và công năng tiện ích. Thân chày được làm bằng loại gỗ tốt rắn chắc như lim, cà ổi, sến hoặc táu, ở phía đầu cùng là cổ chày có mỏ chày là một đoạn gỗ rắn xuyên thấu thân chày và chốt chặt vào thân chày. Phần cuối của thân chày có khắc các khớp để đặt vừa một bàn chân, các khớp này sau cọ xát bị mài mòn đến nhẵn thín bóng nhẫy. Thơ của Hồng Nguyên có cầu: Thương người vợ trẻ/ mòn chân bên cối gạo canh khuya. Phần cuối gắn liền với bệ chày. Bệ được làm chắc chắn đóng khung theo hình chữ nhật có giá để thân chày đặt vào và nhún lên nhún xuống dễ dàng. Bộ chày thường được đặt ở chái nhà, lợi dụng một bên vách của chái làm chỗ vịn tay, còn một bên thường được buộc một cây trúc dài để làm điểm tựa. Người khỏe có thể giã một mình, thông thường thì giã chày đôi có khi là anh chị em, có khi là đôi bạn. Nhiều nam thanh nữ tú từ mùa giã gạo mà nên duyên chồng vợ.

Tiếng chày giờ đã đi vào dĩ vãng, đôi khi chỉ còn vọng vang trong ký ức của những người con từ đồng ruộng mà ra đi vậy mà vẫn còn làm thổn thức bao người. Hình bóng quê hương nhiều khi hiện về trong âm thanh thình thịch của tiếng chày. Nhớ lại những năm chống Mỹ hình ảnh bộ đội về làng thật đầm ấm vui tươi: Anh về cối lại vang rừng/Chim reo quanh lán gà mừng dưới sân.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]