(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong nhiều năm qua Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc biên soạn các cuốn Lịch sử tỉnh Thanh Hóa và Lịch sử Đảng bộ tỉnh, Địa chí Thanh Hóa và nhiều sách của các ngành, các địa phương. Trong nhiều công trình xuất bản có giá trị đó, ảnh tư liệu đã góp phần biểu đạt và xác thực những sự kiện, những hoạt động đem lại thông tin nhanh trực tiếp và niềm tin cho mọi người và độc giả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Di sản ảnh Thanh Hóa, lưu giữ và phát huy giá trị

(VH&ĐS) Trong nhiều năm qua Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc biên soạn các cuốn Lịch sử tỉnh Thanh Hóa và Lịch sử Đảng bộ tỉnh, Địa chí Thanh Hóa và nhiều sách của các ngành, các địa phương. Trong nhiều công trình xuất bản có giá trị đó, ảnh tư liệu đã góp phần biểu đạt và xác thực những sự kiện, những hoạt động đem lại thông tin nhanh trực tiếp và niềm tin cho mọi người và độc giả.

Tuy nhiên, phần ảnh tư liệu đó chưa đầy đủ hoàn thiện, có ảnh chưa được xác định rõ về thời gian về tác giả, chất lượng ảnh không đồng đều và chưa có những căn cứ xác tín thuyết phục. Đã đến lúc chúng ta cần coi ảnh tư liệu quý giá của Thanh Hóa như di sản và cần có cơ chế chính sách lưu giữ, bảo vệ và phát huy.

Thanh Hóa có một di sản ảnh giá trị

Thanh Hóa là mảnh đất có bề dày lịch sử và là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử mang tầm quốc gia và dân tộc, chính bởi lẽ đó ảnh chụp về những sự kiện, những hoạt động, nhân vật con người xứ Thanh đã đạt đến giá trị văn hóa cần lưu giữ, bảo vệ và phát huy.

Cầu Hàm Rồng 1905 (ảnh: Tư liệu)

Điều cần tìm hiểu và nghiên cứu đó là nhiều nhiếp ảnh giangười Pháp, người Việt đã đến với Thanh Hóa rất sớm. Bộ ảnh về Thanh Hóa xưa, về thành Thanh Hóa, về chợ lớn, chợ tỉnh, về Lam Kinh, về Lăng miếu Gia Miêu, Triệu Tường, về đồn điền thời thuộc Pháp, về danh thắng Sầm Sơn, danh thắng Hàm Rồng và nhiều di tích thắng cảnh xưa của Thanh Hóa hiện còn lưu giữ được ở Viện Bác Cổ. Những bức ảnh về kháng chiến chống Pháp, và kháng chiến chống Mỹ, về chiến thắng Hàm Rồng 3,4/4/1965 hết sức có giá trị còn được lưu lại trong kho ảnh của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Quốc Lập.

Đặc biệt bộ ảnh có giá trị về 4 lần Bác Hồ về thăm Thanh Hóa còn được lưu lại tại Thông tấn xã Việt Nam và Báo Thanh Hóa do các nhà báo như Trần Côn, Hữu Thọ chụp. Trong những năm gần đây nhiều NSNA của Thanh Hóa đã trở thành Hội viên Hội NSNA quốc tế, Hội viên Hội NSNA Việt Nam, tác phẩm của họ về các sự kiện Thủy điện Cửa Đạt, về thắng cảnh và sinh hoạt của Thanh Hóa đạt các giải cao của Quốc tế và khu vực.

Đã xuất hiện nhiều tên tuổi tự tin sánh với các trung tâm lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh như: Trần Đàm, Phạm Công Thắng, Nguyễn Trọng Thắng, Đăng Văn, Lê Công Bình, Nguyễn Trọng Đạt, Phú Thang, Xuân Tứ, Vũ Lâm Thảo, Nguyễn Thống,...

Thiết tưởng đã đến lúc cần quan tâm tập hợp một cách có hệ thống và có cơ chế chính sách lưu giữ bảo vệ và phát huy, giới thiệu khoa học, hệ thống bài bản đến công chúng.

Cần có cơ chế chính sách bảo lưu và phát huy giá trị di sản ảnh Thanh Hóa

Tiến sĩ Xavier Canonne - Giám đốc Bảo tàng Ảnh Charleroi (Bỉ) từng phát biểu: “Ngành nhiếp ảnh không chỉ là công cụ khẳng định bản sắc văn hóa của Quốc gia mà còn là công cụ cùng với các phương tiện khác bảo vệ và gìn giữ hình ảnh quốc gia. Một phần lịch sử cận đại và hiện đại của Việt Nam được lưu giữ lại bằng hình ảnh.

Song ở Việt Nam lại có một nghịch lý là lịch sử của các bạn lại được người khác lưu giữ”. Để gìn giữ lưu lại và phát huy bản sắc xứ Thanh đã đến lúc chúng ta cần có cơ chế chính sách để được mua hoặc xin sao chép lại và có đơn vị cụ thể đứng ra làm việc này.

Các nhiếp ảnh gia họ cũng luôn sẵnsàng giúp đỡ và tạo điều kiện khi chúng ta có đơn vị chính thống và có trách nhiệm lưu giữ và trở lại cung cấp cho công chúng.

Trước hết và cần hơn cả là nhận thức được những bức ảnh quý hiếm có giá trị như di sản thì chúng ta mới có hành động đúng để bảo vệ, lưu giữ và phát huy. Sau nữa là cần có sự kiểm kê, hệ thống và lập hồ sơ quản lý cho hệ thống ảnh quý. Cần có căn cứ pháp lý, cần văn bản pháp quy, cơ chế tài chính để mua in sao, xuất bản và phổ truyền vào đời sống.

Ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam từng khẳng định: “Nhiếp ảnh là nghệ thuật, là người chép sử bằng hình ảnh”. Mỗi bức ảnh phản ánh chân thực sự kiện trong đời sống chính trị và đời sống văn hóa được chụp trong khoảnh khắc lịch sử chính là chân dung lịch sử có giá trị và cần bảo lưu gìn giữ phát huy.

Tỉnh Thanh Hóa đã dành một số lượng tài chính cần thiết cho việc xuất bản các ấn phẩm văn hóa của địa phương. Thanh Hóa đã xuất bản sách ảnh: “15 năm ảnh Nghệ thuật Thanh Hóa” do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thực hiện và có tới hàng chục đầu sách ảnh, có cá nhân NSNA Trần Đàm đã dày công dốc sức lực tiền của in được 15 đầu sách ảnh và một số cá nhân khác cũng đã xuất bản sách ảnh.

Nhưng đem so với lịch sử và bề dày của Thanh Hóa vẫn cần thấy là hết sức khiêm tốn nên có sự tập hợp lưu giữ, bảo vệ và vẫn cần xuất bản một tập sách ảnh tư liệu Di sản Ảnh Thanh Hóa.

Nguyễn Hữu Ngôn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]