(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Vào quý IV năm 2015 Nhà Xuất bản Thanh Hóa đã xuất bản và cho ra mắt bạn đọc Tuyển tập Sưu tầm - Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thanh Hóa của nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đọc sách “Tuyển tập Sưu tầm - Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thanh Hóa”

(VH&ĐS) Vào quý IV năm 2015 Nhà Xuất bản Thanh Hóa đã xuất bản và cho ra mắt bạn đọc Tuyển tập Sưu tầm - Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thanh Hóa của nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân.

Tập sách được in bìa cứng dày 1.300 trang khổ 20,5cm x 27cm gồm nhiều tác phẩm đã được xuất bản trong suốt thời gian dài mà tác giả đã dày công sưu tầm, nghiên cứu.

Với Văn hóa dân gian của người Việt, tác giả đã dành tâm huyết đi sâu nghiên cứu và đi đến khẳng định có một “Văn hóa làng” là cơ sở vững chắc để tác giả đề xuất giải pháp xây dựng làng văn hóa trên cơ sở bảo tồn vốn văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu xây dựng làng văn hóa trong thập kỷ 90 của thể kỷ XX mà Thanh Hóa là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước. Đặc biệt trong nửa thế kỷ say mê sưu tầm nghiên cứu của tác giả chính là Văn hóa dân gian dân tộc Mường ở Thanh Hoá.

Từ hệ thống Mo Đẻ đất đẻ nước đồ sộ của người Mường tác giả đã giới thiệu “những đặc trưng về đời sống vật chất, tinh thần, nghệ thuật ẩm thực, hệ thống tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Mường. Với nghi lễ tang ma, tác giả đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ hệ thống Mo lên Trời để độc giả thấy được điểm tích cực trong thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường về lẽ sinh tử. Bên cạnh “điểm nhấn” về nghi lễ vòng đời của người “Mường Trong” tác giả còn nêu bật những đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực Mường. Thật khó tin khi người Mường đãi khách bằng mâm cơm có tới 18 món ăn được chế biến cầu kỳ bằng các kỹ thuật truyền thống như nướng, lam, đồ, gỏi, ủ chua, xào, rán”...(1)

“Thế giới tinh thần của cộng đồng người Thái trong công trình của Hoàng Anh Nhân được giới thiệu cũng rất phong phú, đồ sộ. Bên cạnh câu chuyện về các ông khổng lồ đào sông, xây núi, dựng bản, lập Mường là kho tri thức dân gianphản ánhlối sống sâu đậm nghĩa tình; hệ thống luật mường, lệ bản và những tiêu chí về “sự yêu”, “sự ghét”. Đặc biệt, trường ca Ú Thêm một chuyện thơ nổi tiếng và phổ biến rộng rãi ở vùng người Thái đã phản ánh sâu sắc lẽ sống, lẽ làm người của dân tộc(2).

Với các dân tộc Dao, Mông, Khơ Mú... thông qua các giá trị truyền thống tác giả đã đem đến cho bạn đọc cảm nhận về sự tương đồng trong suy nghĩ, lối sống giữa các dân tộc đó là những nghĩa cử cao đẹp, truyền thống lao động cần cù, tinh thần tương thân tương ái, tối lửa tắt đèn có nhau(3).

Tuyển tập Sưu tầm - Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thanh Hóa ra đời và sớm đến tay bạn đọc không chỉ cung cấp cho bạn đọc và các nhà nghiên cứu trong nước kho tri thức dân gian của các dân tộc ở Thanh Hóa mà tác giả còn là tấm gương miệt mài, say mê nghiên cứu cho thế hệ đàn em noi theo.

Trần Thị Liên

----------

(1) (2) (3) Lời giới thiệu của Nxb Thanh Hóa, tr 5, 6.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]