(vhds.baothanhhoa.vn) - Yêu hoa là tình cảm tự nhiên của con người, xưa nay trẻ già trai gái, nam thanh nữ tú, hết thảy đều rất yêu hoa. Hoa là biểu tượng sinh động của cái đẹp đã chiếm trọn trái tim của người dân đất Việt. Hoa có mặt trong các lễ hội, lễ trọng, đi vào trong phòng khách, phòng trà, phòng hòa nhạc, vào phòng ngủ, bàn ăn, hiện diện cho vẻ đẹp lung linh và sắc màu tươi mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mùa xuân và hoa trên Cửu đỉnh Hoàng thành

Yêu hoa là tình cảm tự nhiên của con người, xưa nay trẻ già trai gái, nam thanh nữ tú, hết thảy đều rất yêu hoa. Hoa là biểu tượng sinh động của cái đẹp đã chiếm trọn trái tim của người dân đất Việt. Hoa có mặt trong các lễ hội, lễ trọng, đi vào trong phòng khách, phòng trà, phòng hòa nhạc, vào phòng ngủ, bàn ăn, hiện diện cho vẻ đẹp lung linh và sắc màu tươi mới.

Dưới thời phong kiến, vua chúa nhà Nguyễn rất yêu hoa. Hoa có mặt trong từng chi tiết kiến trúc của Hoàng thành, trong trang phục của quân vương, hoàng thân quốc thích, trong các lễ tam, tứ tuần khánh tiết, trong các buổi dạ hội, yến tiệc. Hơn thế nhà Nguyễn đã cho làm vườn thượng uyển trồng đủ muôn loài hoa trong Hoàng thành là nơi để vua và các hoàng hậu thưởng lãm và dành để ban ân sủng cho các văn quan, võ tướng khi có công trạng được cùng vua thẩm trà, thưởng hoa, ngắm cảnh.

Đặc biệt nhà vua Minh Mạng đã cho đúc Cửu đỉnh bằng đồng đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu đỉnh được vua Minh Mạng cho đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào mùa xuân năm 1837 nhằm ngày 1 tháng 3. Cửu đỉnh gồm 9 cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị Hoàng đế triều Nguyễn. Trên Cửu đỉnh nhà vua cho khắc 17 bức họa tiết và một bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, giang sơn và các loài vật, các loại vũ khí góp chung tiếng nói hợp thành bức tranh toàn cảnh đất nước Việt Nam toàn vẹn, tươi đẹp và thống nhất dưới thời nhà Nguyễn. Trong số 153 hình họa đồ án được khắc nổi trên cửu đỉnh Huế, 9 loài hoa quí đã được chọn khắc như một sự tôn vinh, thể hiện vai trò vị trí của hoa trong đời sống con người.

9 loài hoa, mỗi hoa một vẻ, một chỗ đứng trên cửu đỉnh đại diện xứng đáng cho muôn loài hoa trên mặt đất, bao gồm:

1. Tử vi hoa (Hoa tử vi) khắc trên Cao đỉnh. Tử vi hay dân gian thường gọi là tường vi là loài hoa đẹp được trồng nhiều trong hoàng cung và trong đời sống. Hoa có sắc đỏ tươi đẹp và còn dùng để làm thuốc được người đời tụng ca là “kỳ hương dị thảo”.

2. Liên hoa (Hoa sen) khắc trên Nhân đỉnh. Tượng trưng cho sự thanh cao, thanh khiết với vẻ đẹp gần gũi thân thương như búp tay Phật.

3. Mạt lị (Hoa nhài) khắc trên Chương đỉnh. Hoa nhài trinh trắng, mỗi cánh hoa mỏng mịn ủ hương thơm dịu ngọt được chọn làm thức hoa đem lại sự thanh tịnh cho người thưởng thức.

4. Môi côi hoa (Bông mai côi hồng) khắc trên Anh đỉnh. Hoa hồng là loài hoa đẹp, có nguồn gốc từ phương Tây và được người Việt yêu thích, ưa dùng và được nhân trồng thân thuộc đến nỗi quên cả nguồn gốc xuất xứ của nó. Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ, cao sang, cho quyền uy, quyền quí, cho sự thành đạt, vinh hiển. Hương thơm quyễn rũ, sắc màu lộng lẫy của hoa hồng đã chinh phục trái tim yêu của mọi người.

5. Mai hoa (Hoa mai) khắc trên Nghị đỉnh. Hoa mai là loài hoa đẹp, thanh cao sang trọng. Bậc trượng phu quân tử, các nhà Nho đều yêu hoa mai và lấy hoa mai làm đối tượng bày tỏ cảm xúc, tâm sự, lấy hoa mai làm đối tượng thẩm mỹ.

6. Hải đường hoa (Hoa hải đường) khắc trên Nghị đỉnh. Hoa hải đường luôn khoe vẻ đẹp quyền quí, thường được trồng trong cung vua, phủ chúa.

7. Quỳ hoa (Hoa quì) khắc trên Thuần đỉnh. Quỳ hoa (Hoa hướng dương) biểu tượng cho vẻ đẹp rực rỡ huy hoàng, cho niềm tin và ước vọng vào ngày mới. Hoa mang vẻ đẹp ấm nóng của mặt trời nhờ sắc vàng ấn tượng

8. Trân châu hoa (Hoa sói) khắc trên Tuyên đỉnh. Hoa sói có vẻ đẹp thuần khiết, dung dị, hương thơm ngọt. Thường được người xưa trồng nơi gia thất để tăng vẻ ấm cúng và dùng để uống trà, ướp trà. Hoa có màu trắng, nhỏ xinh như viên ngọc, cóphải vì thế mà nó có tên Trân châu hoa.

9. Thuấn hoa (Hoa dâm bụt) khắc trên Dụ đỉnh, một loại hoa dân dã, trồng nhiều nơi bờ rào quê. Hoa như là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh thần ở làng quê Việt, cho văn hoá làng quê Việt.

Mùa Xuân cũng là mùa muôn hoa tưng bừng đua nở, khoe sắc thắm, thả hương thơm dâng người. Yêu hoa và tôn vinh vẻ đẹp của các loài hoa đó chính là truyền thống mỹ cảm phương Đông. Yêu hoa cũng chính là yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Câu thơ “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” đã giới thiệu vẻ đẹp của con người Việt Nam luôn coi hoa như yếu tố tinh thần, yêu hoa thể hiện vẻ đẹp nhân văn cao cả của người Việt và góp phần khẳng định: Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng cái đẹp, yêu chuộng hòa bình.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]