(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhờ chú trọng phát huy, khơi dậy hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn, huyện Vĩnh Lộc đã tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều CLB văn hóa văn nghệ ở Vĩnh Lộc hoạt động hiệu quả cao

(VH&ĐS) Nhờ chú trọng phát huy, khơi dậy hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn, huyện Vĩnh Lộc đã tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Vĩnh Long là một trong những xã có hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh cả bề rộng và chiều sâu. Đặc biệt hoạt động CLB Tuồng làng Bèo trong những năm qua đã tạo ra sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo hội viên tham gia.

Tự hào là cái nôi của trò diễn hát bội năm xưa, xã Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho các “nghệ sỹ không chuyên” bằng cách giao cho họ một số diện tích đất nông nghiệp để canh tác, lấy đó làm nguồn kinh phí để hoạt động. Cùng với các nguồn xã hội hóa khác, CLB tuồng đã hoạt động thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu hơn. Sự cố gắng của các nghệ sỹ không chỉ được khán giả trong huyện ghi nhận mà nhiều vở diễn, trích đoạn đã tham gia trong các cuộc thi trong và ngoài tỉnh đều đạt giải cao.

Đó là năm năm 2005 đạt HCV toàn đoàn, HCV cá nhân tại Hội diễn văn nghệ quần chúng cấp tỉnh chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh với trích đoạn “Trần Bình Trọng”. Năm 2014 đạt giải xuất sắc tại Liên hoan các CLB Tuồng các tỉnh phía Bắc. Tháng 9/2015 CLB Tuồng làng Bèo đã đại diện cho các CLB không chuyên của Thanh Hóa tham gia “Liên hoan tác phẩm sân khấu của tác giả Tống Phước Phổ” tại TP Đà Nẵng và đạt giải xuất sắc toàn đoàn.

Cùng với hoạt động CLB Tuồng Vĩnh Long, các CLB chèo như Chèo Xuân Áng, CLB Chèo Cẩm Hoàng (Vĩnh Quang), CLB Chèo chải Vĩnh Thành... cũng hoạt động thường xuyên. Được biết từ năm 2007 huyện có xây dựng Đề án khôi phục các làn điệu hát múa chèo chải trong lễ hội và có tác động tích cực đến việc hoạt động thường xuyên của CLB. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ hoạt động văn hóa, văn nghệ mà nhiều bạn trẻ có điều kiện tìm hiểu bộ môn nghệ thuật truyền thống này.

Nếu như trước đây vài năm, việc thành lập CLB, đội văn nghệ ở các làng, các cơ quan, đơn vị còn hạn chế thì nay đã được quan tâm hơn rất nhiều. 100% ở các thôn, xã và cơ quan, trường học đều có đội văn nghệ quần chúng. Nhiều CLB, đội văn nghệ đã đầu tư trang phục và đạo cụ, chủ động sáng tác kịch bản, dàn dựng các tiết mục...

Những diễn viên không chuyên với niềm đam mê nghệ thuật đã tích cực duy trì, bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của quê hương. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã động viên, khích lệ quần chúng nhân dân hăng say lao động, sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

Ông Đặng Hùng Thắng - Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện cho biết: Để duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp từ xã đến huyện thì sự nhiệt tình và tâm huyết của họ là rất quan trọng. Hiện nay họ tham gia chủ yếu bằng sự nhiệt huyết của bản thân mà không đòi bất kỳ đồng công nào. Đó là điều rất đáng trân trọng.

Ông Hùng cho biết thêm: Trong thời gian tới Trung tâm VH-TT huyện sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn nghiệp vụ văn nghệ, chú trọng khôi phục, dàn dựng các làn điệu chèo cổ, tuồng truyền thống của địa phương, quan tâm phát triển cả số lượng và chất lượng các CLB văn nghệ. Thường xuyên tổ chức hội thi, hội diễn giữa các làng, xã và huyện để các đội văn nghệ có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau..

Trung Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]