(vhds.baothanhhoa.vn) - Được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 1999, chùa Cam Lộ ở làng Trương Xá, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc), đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh không chỉ của nhân dân mà còn của đông đảo du khách, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về Hòa Lộc thăm chùa Cam Lộ

Được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 1999, chùa Cam Lộ ở làng Trương Xá, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc), đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh không chỉ của nhân dân mà còn của đông đảo du khách, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Chùa Cam Lộ, không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ phật giáo hành lễ mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của làng xã qua nhiều đời nay. Chùa lúc đầu có tên là Thần Nông tự. Theo truyền thuyết, tháng 7 năm Mậu Thìn 1748 có điềm lành trời sa nước ngọt xuống phía đông chùa nên người dân địa phương gọi là chùa Cam Lộ. Bài văn bia ở chùa tả hiện tượng tự nhiên lạ này như sau: “Đêm không mây, nghe giữa khoảng cây có tiếng như sương nặng giỏ giọt, khi vừa nhìn thì sau phòng sư phía Đông Bắc lại chuyển về phía Tây khoảng nửa mẫu ruộng. Trông thì không phải sương, không phải khói và khí bốc lên lồng lộng đến giữa ngày không tan. Vị ngọt tựa mật và khoảng chiều đàn ong mật đến thở vi vu, ô ô như tiếng đàn cầm ở lưng trời làm vui tai người ta”.

Trải qua thăng trầm lịch sử và thời gian, chùa Cam Lộ vẫn lưu giữ được những di sản văn hoá có giá trị trên nhiều phương diện: bia ký, chuông đồng, khánh đá, đặc biệt các pho tượng lá (là một đặc điểm ít có ở các ngôi chùa Việt Nam). Ngôi chùa chính vẫn mang dáng dấp kiến trúc của thời Trần, cổng tam quan lớn bề thế gồm 4 tầng còn nguyên vẹn. Đó là nét độc đáo, linh thiêng, là niềm vui cho nhiều du khách và sự ngưỡng mộ cho nhiều nhà nghiên cứu...

Tam quan chùa Cam Lộ.

Theo ông Trịnh Xuân Hán - Trưởng ban Quản lý di tích chùa Cam Lộ thì: Để phát huy tốt hơn nữa chức năng của di tích, năm 2013, cùng với nguồn vốn chống xuống cấp của tỉnh, xã Hòa Lộc đã kêu gọi nguồn xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo lại di tích với số tiền trên 3 tỷ đồng. Nhưng trải qua thời gian, di tích cũng đã xuống cấp, mái ngói dột nát, tường xây bị bong tróc, nứt... Hiện chính quyền địa phương đang kêu gọi đầu tư, tạo lập cho khu di tích những điều kiện hạ tầng về kiến trúc, cảnh quan; Sưu tầm, bổ sung thêm những hiện vật của di tích trước đây như sắc phong, thần tích và các đồ thờ khác; Thực hiện quy hoạch tổng thể di tích để từng bước tôn tạo làm cho diện mạo của di tích đầy đủ hơn...

Theo ông Hán, tâm nguyện lớn nhất của ông cũng như bà con trong làng đó là rất cần sự ủng hộ, phát tâm công đức của du khách thập phương cũng như sự quan tâm của chính quyền các cấp để di tích thực sự có chỗ đứng vững chắc trong đời sống tâm linh của nhân dân.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]