(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng vay vốn ưu đãi như: Vay vốn sản xuất vùng khó khăn, vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vay vốn trồng rừng... Nhờ những nguồn vốn vay trên, nhiều hộ dân miền núi đã đầu tư cải tạo, phát triển những đồi luồng bị suy thoái, góp phần vào đề án “phục tráng rừng luồng” tại các địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vốn vay tín dụng góp phần phục tráng rừng luồng

Hiện Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng vay vốn ưu đãi như: Vay vốn sản xuất vùng khó khăn, vốn vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vay vốn trồng rừng... Nhờ những nguồn vốn vay trên, nhiều hộ dân miền núi đã đầu tư cải tạo, phát triển những đồi luồng bị suy thoái, góp phần vào đề án “phục tráng rừng luồng” tại các địa phương.

Nói đến tiềm năng về phát triển kinh tế tại các huyện vùng cao Thanh Hóa, cây luồng luôn được xem là một trong những cây chủ chốt và là cây xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, trước việc khai thác quá mức, khai thác không kèm tái tạo, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và một số nguyên nhân khác do sâu bệnh đã khiến cho nhiều diện tích luồng bị giảm sút nghiêm trọng. Trước tình trạng trên, tỉnh đã có nhiều các chính sách khuyến khích cũng như đề án, cơ chế hỗ trợ nhằm phục tráng rừng luồng. Trong đó, kênh vốn vay tín dụng từ NHCSXH là một trong những kênh quan trọng.

Quan Hóa lâu nay được xem là “thủ phủ” cây luồng của tỉnh Thanh Hóa. Toàn huyệngần 30 nghìn héc ta rừng luồng, trong đó có khoảng 22.000 ha rừng luồng đang trong chu kỳ khai thác. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phần lớn diện tích rừng luồng đã bị giảm sút nghiêm trọng. Bà Hà Kiều Oanh - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Quan Hóa cho biết: “Nhiều năm qua, Ngân hàng CSXH - chi nhánh huyện Quan Hóa đã và đang triển khai nhiều chương trình vay vốn ưu đãi dành cho phát triển sản xuất, trong đó bà con vay vốn chủ yếu đầu tư phát triển trồng luồng”.

Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH nhiều diện tích rừng suy thoái đã được phục tráng.

Tìm đến xã Phú Nghiêm - một trong những xã có diện tích luồng lớn của huyện. Dọc theo con đường lớn, nhiều nhà xưởng chế biến lâm sản từ luồng mọc lên; những xe vận tải cỡ lớn đang nhộn nhịp nhập, bốc luồng lên xe... cũng nhờ vào hoạt động chế biến sản xuất luồng được đẩy mạnh khiến cho cây luồng cũng trở nên có giá hơn.

Gặp bà Hà Thị Khiêm, (bản Pọng, xã Phú Nghiêm) ngay trên đồi luồng rộng cả chục héc ta của gia đình, niềm vui của bà Khiêm hiện rõ trên gương mặt. Với 30 triệu đồng vay vốn từ Ngân hàng CSXH năm 2011, hộ gia đình bà là một trong hàng trăm hộ dân trong xã nhờ vào nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH đã từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ cây luồng. Nếu như năm 2011, gia đình bà Khiêm mới có 7 ha trồng luồng, chủ yếu là đất trống, luồng bị suy thoái thì đến nay bà đã vay vốn cải tạo, nâng diện tích cây luồng lên 11ha, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

“Ngày trước, việc trồng và chăm sóc luồng hết sức khó khăn, phần vì không rõ kỹ thuật, phần vì hoàn cảnh khó khăn dẫn đến khai thác quá mức, khai thác không kèm tái tạo khiến cho đồi luồng dần suy thoái. Từ năm 2016 đến nay, được vay vốn NHCSXH; được hỗ trợ từ chính sách phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh, bà còn được thụ hưởng nhiều chính sách về cây luồng hơn. Ngoài chính sách hỗ trợ phân bón, người dân trên địa bàn còn được tập huấn về quy trình kỹ thuật bón phân, chăm sóc để bụi luồng phát triển tốt. Sau khi thực hiện phục tráng, mỗi ha luồng sau 4 đến 5 năm bắt đầu cho thu hoạch, trừ chi phí thu lãi khoảng 70 triệu đồng/ha” bà Khiêm vui mừng.

Với 17 xã và 1 thị trấn đều thuộc vùng khó khăn, Nghị định 75 của Chính phủ là một chính sách mới, giúp hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc huyện vùng cao Quan Hóa vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nghị định 75 cũng được xem là một trong những nguồn vốn nữa hướng tới phát triển cây luồng. Đến nay, nhờ sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ, huyện Quan Hóa đã phục tráng được 1.300 ha luồng, trong đó, năm 2016 phục tráng 600 ha, năm 2017 thực hiện được 700 ha.

Cũng được xem là một trong những huyện đẩy mạnh thực hiện Đề án phục tráng rừng luồng, huyện Bá Thước hiện có 7.583 ha luồng, phân bổ trên địa bàn 22 xã, trong đó có 27 ha luồng thuộc rừng đặc dụng, 394 ha luồng thuộc rừng phòng hộ và 7.162 ha luồng thuộc rừng sản xuất. Để chung tay góp phần vào mục tiêu phục tráng rừng luồng tại huyện, NHCSXH huyện Bá Thước đã tập trung chương trình vốn vay ưu đãi giúp bà con có thêm nguồn vốn đầu tư, mở rộng, cải tạo rừng luồng. Nhờ đó, hàng trăm hộ dân đã vươn lên thoát nghèo từ cây luồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ dành cho vay vốn phát triển trồng rừng toàn huyện là hơn 5 tỷ đồng với hơn 200 khách hàng được vay vốn. Trong đó, cho vay trồng mới là 3.478 triệu đồng, với 133 khách hàng; cho vay chăm sóc rừng là 2.005 triệu đồng, với 88 khách hàng...

Ngoài vốn vay từ NHCSXH, bà con tại huyện Bá Thước cũng nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Theo đó, năm 2016 - 2017, huyện Bá Thước đã triển khai chương trình “phục tráng thâm canh vùng luồng tập trung” tại các xã Kỳ Tân, Thiết Ống, Ái Thượng, Thiết Kế, Điền Trung và Lương Trungvới trên 600ha rừng luồng bị suy thoái. Ngoài được hỗ trợ về kỹ thuật, bà con nhân dân còn được hỗ trợ phân bón, kinh phí tái tạo... Qua 2 năm thực hiện, hàng trăm héc ta rừng luồng bị suy thoái đã được phục tráng, bước đầu tạo tâm lý phấn khởi cho người dân trồng luồng địa phương.

Ngoài Bá Thước, Quan Hóa thì Đề án phục tráng rừng luồng đã, đang triển khai và đạt hiệu quả cao tại nhiều huyện miền núi khác như Thường Xuân, Quan Sơn, Lang Chánh... Có được kết quả trên không thể không nhắc đến vai trò từ các chương trình vay vốn ưu đãi từ NHCSXH Thanh Hóa.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]