(vhds.baothanhhoa.vn) - Tạo sinh kế cho người dân ở các huyện ven biển, bãi ngang bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương là chính sách thiết thực, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng mô hình sinh kế, hỗ trợ người dân các xã bãi ngang, ven biển

Tạo sinh kế cho người dân ở các huyện ven biển, bãi ngang bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương là chính sách thiết thực, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thanh Hóa hiện có 30 xã bãi ngang, ven biển theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm giảm khoảng cách chênh lệch về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong những năm qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực ưu tiên hỗ trợ cho các xã này. Ngoài ra, các địa phương đều lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án khác, như: Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình hỗ trợ sinh kế biển, chương trình phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản... để xây dựng NTM.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đánh giá là mang lại hiệu quả cao.

Huyện Hoằng Hóa hiện có 7 xã bãi ngang, ven biển. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc xây dựng các dự án, mô hình hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo bền vững. Theo thống kê giai đoạn 2016 - 2020, Hoằng Hóa đã triển khai xây dựng được 16 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và 5 mô hình, dự án nhân rộng giảm nghèo. Theo ông Lê Văn Phúc - Phó Chủ tịch UBDN huyện, cho biết: Để góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng bãi ngang, ven biển, các cấp, các ngành có liên quan trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách của Nhà nước, lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp điều kiện, lợi thế của từng địa phương để khai thác được tiềm năng và lao động của địa phương, chú trọng đầu tư mô hình sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2017 xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) có 21 hộ nghèo được tham gia dự án chăn nuôi bò lai Sind sinh sản. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ 12 triệu đồng để mua con giống, làm chuồng và được tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ liên quan đến mô hình. Hiện 100% hộ tham gia dự án đã thoát nghèo. Thu nhập bình quân đầu người của xã Hoằng Thanh đạt 43,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,82%.

Bên cạnh các dự án hỗ trợ sinh kế ở nhiều địa phương ven biển đã và đang mang lại hiệu quả rất cao thì Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam" do Quỹ khí hậu xanh GCF tài trợ không hoàn lại đã nhân rộng và phát triển nhiều mô hình tạo sinh kế dựa vào cộng đồng cho người dân các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa. Tính đến nay, đã có 7 mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu do Quỹ khí hậu xanh GCF triển khai trên địa bàn các huyện ven biển của tỉnh với hơn 140 hộ gia đình được thụ hưởng. Trong đó, mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng xen ghép cá rô phi đang được đánh giá là mang lại hiệu quả cao.

Ông Lê Công Cường - giám đốc Ban Quản lý GCF tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Đây là chương trình hỗ trợ người dân vùng bãi ngang ven biển có hoàn cảnh khó khăn, chưa có kiến thức, nguồn lực để phát triển sản xuất. Nhất là hộ nghèo, cận nghèo và gia đình phụ nữ làm chủ có điều kiện tham gia dự án để phát triển kinh tế hộ gia đình, thoát nghèo bền vững. Sau khi tham gia dự án, các hộ có điều kiện phát triển ngành nghề đã thực hiện, tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho gia đình.

Từ thực tế công tác giảm nghèo cho thấy việc quan trọng nhất là trao “cần câu”, tạo cho người dân nguồn sinh kế hiệu quả đó là những "bàn đạp" quan trọng, giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]