(vhds.baothanhhoa.vn) - Với gần 200 hộ, hơn 66 cơ sở lớn nhỏ và hơn 100 hộ sản sản xuất và buôn bán nhỏ lẻ, đưa ra thị trường trên 4 triệu lít sản phẩm mỗi năm, nghề nước mắm truyền thống Sầm Sơn đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho lao động tại địa phương...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng thương hiệu nước mắm Sầm Sơn

Với gần 200 hộ, hơn 66 cơ sở lớn nhỏ và hơn 100 hộ sản sản xuất và buôn bán nhỏ lẻ, đưa ra thị trường trên 4 triệu lít sản phẩm mỗi năm, nghề nước mắm truyền thống Sầm Sơn đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho lao động tại địa phương...

Gắn bó với nghề làm nước mắm truyền thống Sầm Sơn, anh Hoàng Thăng Vích - chủ cơ sở nước mắm cốt nguyên chất Vích Phương, đường Thanh Niên, khu phố Bắc Kỳ, phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn hiểu hơn ai hết về nỗi vất vả của nghề. Bằng cái tâm và trách nhiệm với nghề, anh đã có những trăn trở và đóng góp đáng kể vào việc gìn giữ, xây dựng thương hiệu nước mắm Sầm Sơn. Chính vì được sự tín nhiệm của nhiều hộ sản xuất, năm 2016 anh được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội nước mắm truyền thống Sầm Sơn với 26 hội viên trên tinh thần tự nguyện tham gia.

Anh Vích chia sẻ: Nghề nước mắm gia truyền ở Sầm Sơn cũng trải qua rất nhiều thăng trầm. Có thời kỳ nước mắm truyền thống “lép vế” trước các loại sản phẩm nước mắm công nghiệp rẻ tiền. Để nhiều người biết hơn đến hương vị đặc trưng nước mắm Sầm Sơn, có thời gian anh đã phải bươn trải, lăn lội và “cõng” từng lít nước mắm đi bán dạo và gõ cửa đến tận nhà dân để chào hàng. Chính vị thơm ngon đặc trưng của nước mắm truyền thống Sầm Sơn đã dần được nhiều người tiêu dùng chấp nhận và gia đình anh ngày càng có thêm nhiều đơn đặt hàng hơn.

Qua việc tổ chức sản xuất, anh đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để xây dựng 24 ô bể trên diện tích gần 1.000 m2, giải quyết việc làm cho 6 lao động thường xuyên và 22 lao động thời vụ với mức lương từ 6,5 - 7,5 triệu đồng và bán ra thị trường khoảng từ 6 - 7 vạn lít nước mắm ước tính thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Đồng thời hàng năm gia đình anh còn giúp đỡ nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống với số tiền hàng chục triệu đồng.

Nhiều du khách đến mua tại các cơ sở nước mắm truyền thống có uy tín.

Với 3 đời làm nghề nước mắm truyền thống, cơ sở sản xuất nước mắm Lam Hiền của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Tiến Lợi, xã Quảng Cư cũng được nhiều du khách gần, xa tìm đến mua để ăn hoặc làm quà. Chị Hiền tâm sự: Nghề làm mắm cực khổ lắm. Nghề này đòi hỏi phải chịu thương chịu khó, yêu nghề thì mới giữ được nghề. Làm nghề thì lúc nào cũng phải nghe ngóng thời tiết, mắm cần phải được phơi sương, phơi nắng, nếu chẳng may bị chút nước mưa vào thì mắm sẽ bị hư. Suốt 36 tháng ủ ròng, thợ làm mắm phải liên tục kiểm tra, điều chỉnh độ mặn nhạt trong mỗi thùng ủ lớn. Có lúc thời tiết không chiều người, thợ ủ mắm phải thức cả đêm để kiểm tra mắm để đảm bảo độ thơm ngon và giữ được hương vị chuẩn. Mỗi năm gia đình chị sản xuất hơn 10.000 lít nước mắm nguyên chất, hơn 15 tấn mắm các loại như mắm tép, mắm tôm, mắm chua.

Chị Hiền tự hào cho biết: Có những khách quen dùng nước mắm công nghiệp, khi chuyển sang dùng nước mắm truyền thống và tham quan cơ sở sản xuất sạch sẽ, nước mắm đảm bảo chất lượng, nồng độ đạm cao, mùi vị đặc trưng, với phương pháp chế biến truyền thống đã yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Không chỉ một lần mà rất nhiều lần họ đã quay trở lại mua sản phẩm của cơ sở.

Qua chia sẻ với các hộ gia đình, được biết mỗi gia đình làm nước mắm đều có bí quyết gia truyền riêng. Nhưng để có được sản phẩm đạt chất lượng, đòi hỏi chất lượng nguồn hàng phải đảm bảo, công thức chung là cá tốt, muối tốt, tỷ lệ phù hợp, chăm sóc phải sát sao, đặc biệt là vấn đề phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Chính vì vậy trong sản xuất kinh doanh, mục tiêu của các gia đình là khai thác tốt nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để chế biến nước mắm cốt nguyên chất đạt chất lượng cao, mang hương vị ngon đặc trưng riêng của vùng biển Sầm Sơn.

Ông Hoàng Thăng Vích - Chủ tịch Hiệp hội nước mắm truyền thống Sầm Sơn cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa nói chung và TP Sầm Sơn nói riêng thường xuyên quantâm tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và xây dựng nước mắm truyền thống Sầm Sơn. Hiện nay, mặc dù các cơ sở đã làm hệ thống thoát nước tự ngấm, nhưng do các hộ đang chế biến và kinh doanh ngay tại khu dân cư nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều sản phẩm trôi nổi không đạt chất lượng, giá thành rẻ nên nhiều du khách mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hội viên, ảnh hưởng đến uy tín phục vụ du khách khi đến nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.

“Tỉnh đã ra Quyết định số 2525 tỉnh ngày 17/7/2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, trong đó có quy hoạch làng nghề truyền thống tập trung chủ yếu ở Quảng Thọ. Đối với cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống đề nghị tỉnh cần có cơ chế chính sách hỗ trợ di dời cơ sở nhỏ lẻ ra khỏi khu dân cư để đảm bảo hơn về vấn đề vệ sinh môi trường và họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu nước mắm truyền thống Sầm Sơn để nhiều du khách gần, xa được biết hơn”, ông Bùi Ngọc Thành - Trưởng phòng Kinh tế TP Sầm Sơn đề xuất.

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]