(vhds.baothanhhoa.vn) - ...Là người Mông nhưng ông Lâu Minh Pó luôn ý thức được rằng: Những hủ tục lạc hậu trong tang ma của dân tộc mình là một trong những rào cản lớn để người Mông vươn lên thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Vì vậy, từ khi mới ra trường cho đến khi làm đến chức Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát, lúc nào ông Pó cũng đau đáu nỗi niềm muốn giúp đồng bào mình từ bỏ những hủ tục lạc hậu để thực hiện đám tang theo nếp sống mới. Và cuộc chiến đưa người chết vào quan tài là thành công bước đầu trong quyết tâm xóa bỏ hủ tục lạc hậu của ông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xóa hủ tục lạc hậu trong tang ma đồng bào Mông Mường Lát: Gian nan cuộc hành trình (Kỳ 2) Người đảng viên đi tiên phong xóa bỏ hủ tục

...Là người Mông nhưng ông Lâu Minh Pó luôn ý thức được rằng: Những hủ tục lạc hậu trong tang ma của dân tộc mình là một trong những rào cản lớn để người Mông vươn lên thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Vì vậy, từ khi mới ra trường cho đến khi làm đến chức Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát, lúc nào ông Pó cũng đau đáu nỗi niềm muốn giúp đồng bào mình từ bỏ những hủ tục lạc hậu để thực hiện đám tang theo nếp sống mới. Và cuộc chiến đưa người chết vào quan tài là thành công bước đầu trong quyết tâm xóa bỏ hủ tục lạc hậu của ông.

Xóa hủ tục... tôi bị chửi rất nhiều

Trong câu chuyện kể về hành trình xóa hủ tục lạc hậu trong tang ma của đồngbào Mông Mường Lát, ông Lâu Minh Pó, hiện đang là Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát trần tình: “Thú thật, khi vận động bà con xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong đám tang, tôibị bà con chửi rủa rất nhiều nên có lúc tôi đã nản chí. Nhưng rồi..., suy nghĩ lại tôi thấy, nếu không xóa bỏ hủ tục thì cuộc sống bà con cứ chìm mãi trong đói nghèo, lạc hậu. Vì vậy, tôi quyết tâm bằng mọi cách phải xóa cho được những hủ tục này”.

Theo ông Pó, ý tưởng thay đổi hủ tục lạc hậu trong tang ma được ông ấp ủ, nung nấu khi đang còn là cậu sinh viên. Bởi khi ấy, qua bạn bè cùng lớp, ông mới có điều kiện được giao lưu, học hỏi và tiếp xúc với nhiều nét đẹp văn hóa của các dân tộc anh em, trong đó có việc tổ chức tang ma. Từ những đám tang tổ chức theo nếp sống mới mà ông có cơ hội được tham dự đã giúp ông nhận thức được rằng, đám tang của người Mông với nhiều hủ tục như: Không bỏ người chết vào quan tài ngay và để lâu ngày trong nhà; mổ nhiều trâu, bò..., đặc biệt, việc ăn, ngủ ngay cạnh xác chết đang phân hủy, bốc mùi hôi thối và dùng tay bón cơm vào miệng cho xác chết vào mỗi bữa ăn, là những hủ tục ghê rợn cần sớm được loại bỏ. Vì vậy, khi tốt nghiệp ra trường về bản, ông đã trực tiếp gặp các già làng, trưởng bản, rồi anh em trong dòng họ tuyên truyền, vận động, thuyết phục họ từng bước loại bỏ những hủ tục. Trước mắt, bỏ người chết vào hòm và sau 24 giờ đem đi chôn cất. Tuy nhiên, ý tưởng của ông đã bị phản đối quyết liệt. Bởi, họ lý luận rằng: Người chết khi đã bỏ vào hòm thìkhông thể ra ngoài với lấy đồ ăn vì hòm rất kín và đóng chặt mất rồi. Hơn nữa, nếu đem chôn cất sớm, người chết sẽ không kịp hưởng và đem hết các đồ dâng cúng: Trâu, bò, lợn, gà, vải vóc... của các con, anh em dòng họ nên họ sẽ đói, linh hồnsẽ quẩn quanh, không được “siêu thoát”. Vì vậy, người chết sẽ về gây phiền hàlàm cho người đang sống ở trong gia đình, dòng họ phảiốm đau, bệnh tật, tổn hại về tài sản, thậm chí đến tính mạng.

Chính vì có quan niệm như vậy nên khi ông trình bày khi người chết cần được đưa vào hòm và không để lâu ngày trong nhà, ông đã bị bà con chửi rủa rất nhiều vì tội “vắt mũi chưa sạch” lại dám dạy khôn và đi ngược lại “thuần phong, mỹ tục” vốn đã tồn tại từ đời này sang đời khác trong đời sống tâm linh của người Mông.

Thất bại, ông Pó mới nghiệm ra rằng do tuổi đời, kiến thức cũng như kinh nghiệm tổ chức tang ma theo nếp sống mới chưa có nhiều. Mặt khác, xóa bỏ hủ tục tang ma của người Mông được ví như một cuộc “cách mạng”. Trong khi đó, một mình ông đơn độc nên không thể làm thay đổicả ý thức hệ vốn đã “ăn sâu, bén rễ” trong nếp nghĩ, cách làm của đồng bào. Hơn nữa, cái khó của ông là chưa có cơ hội để bà con dân bản thấy được: Việc ông Pó đưa người chết vào hòm và đi chôn cất sớm, bản thân ông, gia đình và dòng họ không bị “Giàng” quở phạt như những gì mà bà con đã từng nghĩ và đồn đoán từ xưa đến nay.

Khi đã biết được những điểm yếu của mình, ông đã khắc phục bằng cách: Tìm và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc tổ chức tang ma theo nếp sống mới của các dân tộc khác. Mặt khác, ông nhờ người tìm thêm tài liệu về lịch sử của người Mông và phong tục chôn cất người chết từ cổ xưa để thuyết phục các già làng, trưởng bản từ bỏ hủ tục. Bên cạnh đó, ông tìm gặp những người Mông thành đạt vận động họ cùng tham gia xóa bỏ hủ tục. Đồng thời, ông kiên nhẫn chờ... cơ hội. Và rồi, chú ruột của ông mất, ông quyết định nhân cơ hội này sẽ thực hiện đám tang của chútheo nếp sống mới. Trước mắt, đưa thi thể chú vào hòm. Ông Pó nhớ lại: Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 23/4/2013, ông nhận tin báo chú ruột ông là Lâu Chứ Dơ, bản Pa Đén, xã Nhi Sơn mất. Ngay lập tức, ông liên lạc với mấy anh em trong dòng họ cùng làm việc ở thị trấn huyện Mường Lát tập trung tại phòng nghỉ của ông để bàn bạc cùng thống nhất: Lo tang ma cho chú theo nếp sống mới - đưa thi thể ông chú vào hòm (quan tài - PV). Tuy nhiên, khi ông về đến bản đã thấy, anh em dòng họ và bà con dân bản đang chuẩn bị cáng tre treo xác chú lên vách nhà theo tục lệ. Thấy vậy, ông đã yêu cầu mọi người dừng tay, rồi ông vận động, thuyết phục dòng họ đóng quan tài để khâm liệm đưa chú vào hòm. Không để ông nói tiếp, cả họ nhao nhao đứng lên phản đối, trong đó ông Lâu Chứ Dia - bố đẻ ông là người phản đối quyết liệt nhất. Ông Dia hết chạy vào nhà, rồi chạy ra sân giơ 2 tay lên trời kêu than “Ôi Giàng ơi! Thằng Pó là đứa bất hiếu với tổ tiên. Nó dám đi ngược lại với phong tục của người Mông. Nó muốn cả dòng họ bị ma rừng, ma núi bắt đi hết để một mình nó được thăng quan, tiến chức. Rồi mày cũng bị Giàng bắt phạt... Pó ơi!”.

Không chỉ bố ông chửi rủa mà nhiều người cao tuổi cũng rủa ông rằng, sau 3 tháng nữa, ông sẽ bị Giàng bắt đi vì dám đi ngược lại với phong tục mà tổ tiên để lại.

Đưa tang trước đây...

Và bây giờ của người Mông, huyện Mường Lát.

...và người Mông đầu tiên được khâm liệm trong quan tài

Trước những phản đối quyết liệt của anh em dòng họ và cả bố đẻ, ông Pó vẫn nghĩ “đã trèo lên lưng hổ”... chỉ có đường tiến không có đường lui. Nếu không tận dụng “cơ hội” này, chắc chắn việc vận động đồng bào từ bỏ hủ tục tang ma sau này sẽ khó thực hiện được. Vì vậy, lấy tư cách là cháu trưởng trong nhà, ông buộc các thành viên trong họ phải chấp nhận khâm liệm xác chú ruột vào quan tài, sau đó mới đặt quan tài lên cáng tre treo lên vách. “Lúc ấy, mọi việc trong nhà rối tinh hết cả lên. Cũng may, có thêm mấy chú em cùng làm việc ở huyện góp thêm ý kiến nên không khí trong gia đình cũng bớt căng thẳng”. Thấy không yên tâm, ông bàn và phân công chomấy chú em: Những người phản đối quyết liệt, mời họ rời khỏi đám để tránh bàn ra tán vào. Người nào đồng ý đưa chú vào hòm, mời họ ở lại cùng lo tang ma cho chú. Còn những người có tư tưởng “nửa nạc, nửa mỡ” tiếp tục vận động, thuyết phục. Gần 1 ngày kiên trì giải thích và làm công tác tư tưởng, cuối cùngnhiều người đã nhượng bộ đồng ý đưa ông chú... vào hòm.

Thành công trong việc đưa xác chú ruột vào quan tài được xem như một bước khởi đầu trong hành trình xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong tang ma của người Mông. Nhân cơ hội này, ông Pó lại kiên trì vận động dòng họ không giết mổ nhiều trâu bò. Và đám tang của ông Dơ chỉ giết thịt một con bò và một con lợn độ 50 kg với dăm con gà. Mặc dù muốn tổ chức chôn cất chú trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nhưng do trong họ phản đối quyết liệt nên ông Pó đành nhượng bộ. Song, ông cũng chỉ đồng ý để quan tài chú ruột trong nhà đến ngày thứ 3 là phảimang đi chôn cất.

Thắng lợi trong việc xóa bỏ được nhiều hủ tục trong đám tang của chúđã giúp ông có thêm động lựctrong việc vận động bà con xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong tang ma. Vì vậy, khi nghe tin ông Hơ Văn Ly, bản Na Tao, xã Pù Nhi mất, ôngđến để tuyên truyền, vận động và đã thuyết phục được gia đình tang chủ thực hiện tang ma theo nếp sống mới: Đưa thi thể người quá cố vào hòm, không giết mổ trâu bò mà chỉ làm một con lợn, ít con gà và người chết để sau 24 giờ đem đi chôn cất.

Từ thực tế đưa ông chú vào hòm, rồi đến đám tang của ông Ly tổ chức theo nếp sống mới, nhiều người Mông thấy rằng: Ông Pó không bị Giàng quở trách, bắt phạt vàdòng họ Lâu không ai gặp vướng mắc gì. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động người Mông tổ chức tang ma theo nếp sống mới của ông đã có nhiều thuận lợi. Thêm một đám tang nữa của người Mông được gia đình tang chủ chấp nhận khâm liệm người chết vào quan tài. Đó là đám tang của bà Sùng Thị Khu, ở bản Pa Đén, xã Nhi Sơn.

Dù đã có người Mông nhận thức được rằng, hủ tục tang ma của dân tộc mình cần sớm được loại bỏ và đã có vài đám tang được gia đình tang chủ thực hiện tang ma theo nếp sống mới. Song, để xóa bỏ hoàn toàn hủ tục lạc hậu trong tang maở 40 bản người Mông trên địa bàn huyện Mường Lát, ông Póvà mấy cán bộ đảng viên được ông vận động cùng tham gia, không thể làm được. Thực tế, còn nhiều đám tang ở địa phương ông và vùng lân cận được ông Pó và mấy cán bộ đến tuyên truyền, vận động gia đình tang chủ thực hiện tang ma theo nếp sống mới nhưng các gia đìnhnàykiên quyết không nghe. Họ vẫn để người chết trong nhàtừ 5-7 ngày và mổ nhiều trâu bò để cúng bái, ăn uống linh đình ngay cạnh xác chết như: Đám tangcủa ôngHơ Tông Cợ,bản Kéo Té, xã Nhi Sơn, đám tang bà Lâu Thị Dính ở bản Cá Tớp, xã Pù Nhi... khiến ông Pó rất buồn. Do vậy, cuộc vận động để người Mông từ bỏ hủ tục tang ma hãy còn gian truân lắm vì đa số người già, trưởng dòng họ chưa thật sự ủng hộ việc thay đổi tập tục cũ. Trong khi đó, những bản người Mông ở vùng sâu, xa vẫn còn giữ nguyên những hủ tục lạc hậu. Liệu “Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông đến năm 2020” do Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa chủ trì với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, trong đó có vai trò tiên phong của Đảng, Mường Lát có xóa được hủ tục lạc hậu trong tang ma?

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]