(vhds.baothanhhoa.vn) - Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức Đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung, nhằm củng cố, xây dựng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn thừa kế cho các tổ chức cơ sở đảng tại địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay ở một số tổ dân phố, khu phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang trong tình trạng thiếu lớp đảng viên trẻ kế cận, trong khi đảng viên cao tuổi ngày càng tăng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghịch lý: Thiếu đảng viên trẻ ở các khu phố (Bài 1) Những đảng viên già ‘gồng mình’ gánh việc phố

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức Đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung, nhằm củng cố, xây dựng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn thừa kế cho các tổ chức cơ sở đảng tại địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay ở một số tổ dân phố, khu phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang trong tình trạng thiếu lớp đảng viên trẻ kế cận, trong khi đảng viên cao tuổi ngày càng tăng.

Kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức Đảng. Việc duy trì nền nếp, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là kết nạp, phát triển đảng viên mới ở các khu phố đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu lớp đảng viên trẻ kế cận trong khi lớp đảng viên cao tuổi ngày một tăng là nguyên nhân khiến không ít chi bộ hoạt động yếu, nhất là phong trào địa phương.

“10 năm không kết nạp Đảng viên mới”

Phố Nguyễn Tuân, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa là nơi gia đình tôi sinh sống hàng chục năm nay. Bố mẹ tôi đều là đảng viên và mẹ đã có 50 năm tuổi Đảng. Con phố với hơn 20 hộ sinh sống đều là công chức nhà nước và một số hộ làm nghề tự do. Đã 10 năm, từ lúc bố mẹ tôi về nghỉ hưu, cũng chừng ấy thời gian tổ Đảng tổ dân phố Nguyễn Tuân chỉ có 14 đảng viên, đều là cán bộ công chức, viên chức ở các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang về nghỉ hưu, có tuổi đời trung bình 60 trở lên. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 10 đảng viên sinh hoạt, số còn lại đều do sức khỏe, bệnh tật, thường xuyên vắng nhà nên xin nghỉ sinh hoạt đảng. 10 năm đồng nghĩa tổ Đảng ở phố Nguyễn Tuân không có đảng viên trẻ nào được kết nạp như lời bố mẹ tôi khẳng định.

Lý do có muốn kết nạp thêm đảng viên mới cũng chịu vì không có nguồn. Lớp trẻ thiếu vắng không chỉ thiếu nguồn kế cận cho Đảng, mọi công việc của phố, đặc biệt dịp Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu, phát quà khuyến học, vệ sinh môi trường khu phố... quanh đi quẩn lại cũng chỉ có đảng viên hưu trí, hội viên hội phụ nữ, tổ trưởng tổ dân phố... đứng ra tổ chức. Vui thì có vui nhưng nhìn quanh chỉ mấy cụ già, vài em nhỏ cũng thấy chạnh lòng, bởi lẽ những hoạt động phong trào ấy, cần nhất một tổ chức đoàn thì hiện nay phố tôi đang thiếu.

Không riêng phố Nguyễn Tuân, khu phố Trần Quốc Toản nối đường Triệu Quốc Đạt thuộc phường Điện Biên hầu hết là hộ kinh doanh, buôn bán hoa nổi tiếng và công chức, viên chức, thu nhập khá cao so với các khu phố khác. Theo Bí thư Chi bộ Trần Quốc Toản Nguyễn Thanh Long, phố có 115 hộ sinh sống, số đảng viên sinh hoạt tại chỗ 51 đồng chí. Đã hơn 7 năm nay, chi bộ không kết nạp đảng viên mới. Tại mỗi kỳ đại hội, Chi ủy vẫn quan tâm đến việc tạo nguồn đảng viên mới. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay tìm được nguồn kế cận rất khó và hiếm. Bởi đa số thanh niên đều đi làm ăn xa hoặc làm việc ở các cơ quan nhà nước rồi kết nạp tại đơn vị. 7 năm trước kia, chi ủy đã bồi dưỡng, kết nạp một nữ đảng viên và giữ chức Bí thư Chi đoàn phố. Nữ đảng viên ấy rất năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động do tổ chức phân công, nhưng vì lý do gia đình nên đã chuyển công tác đi nơi khác. Chi ủy vừa thiếu vắng đảng viên trẻ tâm huyết, hoạt động đoàn từ ấy cũng đi xuống. Hiện chỉ còn 1 đồng chí Phó Bí thư Chi đoàn Lê Chí Tùng kiêm tổ an ninh khu phố nhưng do công việc làm bảo vệ ở một công ty nên thời gian dành cho hoạt động phố khá cầm chừng.

Bí thư Chi bộ Nguyễn Thanh Long đã có 44 năm tuổi Đảng, từng công tác tại cơ quan MTTQ TP Thanh Hóa. Sau khi nghỉ chế độ, ông được nhân dân khu phố, chi ủy tín nhiệm bầu Trưởng ban Công tác Mặt trận phố, rồi Bí thư Chi bộ. Không chỉ riêng ông mà hầu hết những cán bộ công chức nhà nước sau khi nghỉ chế độ đều có tâm lý muốn được nghỉ ngơi, dành thời gian cho bản thân, gia đình, nhưng bởi sự tín nhiệm nhân dân, cấp ủy mà sẵn sàng nhận nhiệm vụ.Hoạt động Chi ủy rất tốt, nền nếp, chất lượng sinh hoạt có hiệu quả nhưng điều trăn trở nhất là việc tạo nguồn cho Đảng khó, đặc biệt thu hút lớp trẻ tham gia phong trào tại khu phố nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng phong trào khu phố, nhất là hoạt động đoàn. Vào mỗi dịp hè, hoạt động đoàn mới sôi nổi hơn bởi số lượng sinh viên, các cháu thiếu niên nghỉ hè về sinh hoạt ở phố. Hằng năm phố đều tham gia trại hè do thành phố tổ chức. Tuy nhiên, lớp thanh niên phố không có, những người đảng viên về hưu tham gia hội phụ nữ, hội người cao tuổi, CCB... cực chẳng đành lại phải “xông xáo” hướng dẫn, tập luyện cho các cháu. Một phần vì tuổi cao không bắt kịp xu hướng mới, một phần vì lý do sức khỏe nên hoạt động phong trào dịp hè cũng chỉ ở mức cầm chừng.

Ông Long chia sẻ thêm, sắp tới phố Trần Quốc Toản, Ngô Quyền, Trần Phú 1 sẽ sáp nhập thành một phố. Đồng chí Phó Bí thư chi đoàn phố Trần Quốc Toản Lê Chí Tùng là nhân tố tích cực giới thiệu cho Đảng. Mặc dù công việc bảo vệ của anh chiếm rất nhiều thời gian, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mất, mẹ già, chưa lập gia đình, có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ nhưng để trở thành đảng viên trẻ cần có thêm thời gian thử thách.

Bí thư Chi bộ Phố Trần Quốc Toản, phường Điện Biên Nguyễn Thanh Long.

Khó khăn trong tạo nguồn, dự nguồn cho Đảng

Phó Bí thư Thường trực phường Điện Biên Lê Thiều Bình cho biết, Đảng bộ phường Điện Biên có 23 chi bộ, trong đó có 16 chi bộ phố, còn lại chi bộ cơ quan, trường học với 686 đảng viên. Việc phát triển đảng viên mới ở khu phố hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Thanh niên trẻ đi học đại học, cao đẳng xong xin về cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Nguồn phát triển các khu phố trong 3 năm qua từ khi Đại hội Đảng bộ phường đến nay mới chỉ kết nạp 16 đảng viên. Hầu hết các đảng viên ở khu phố đều tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước rồi nghỉ chế độ về sinh hoạt khu phố. Chất lượng đảng viên đồng đều, có trình độ, tuổi đời, tuổi đảng, có kinh nghiệm. Hiện nay phường có 5 khu phố trắng chi đoàn: Lê Hoàn 2, Trần Phú 1, 2, Cửa Hậu, Tô Vĩnh Diện.

Còn Bí thư Đảng ủy phường Ba Đình Nguyễn Tiến Hùng thừa nhận, là một phường trung tâm TP Thanh Hóa, có đặc thù buôn bán kinh doanh với 21 khu phố, 25 chi bộ, 534 đảng viên sinh hoạt nhưng số đảng viên trên 70 tuổi chiếm 50%, trong đó có 2 đảng viên 70 năm tuổi Đảng. Việc tạo nguồn cho Đảng, đặc biệt ở chi đoàn rất khó khăn, đặc biệt chi bộ phố 6 đã 10 năm nay không kết nạp đảng viên mới. Do khó khăn trong tạo nguồn, đảng bộ điều động 2 đảng viên công chức phường xuống làm Bí thư chi bộ phố 6 và chi bộ phố 9.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư chi bộ phố 6 Trịnh Khắc Thông cho biết: Chi bộ 6 nằm trên địa bàn 3 khu phố Lê Hoàn, Tống Duy Tân, Hàng Than, có 93 hộ dân, chủ yếu hộ kinh doanh cá thể, thành lập doanh nghiệp nên không “mặn mà” vào Đảng. Chi bộ hiện nay có 12 đảng viên, trong đó có 1 đảng viên trẻ mới từ quân đội về kiêm luôn Bí thư Chi đoàn, có 4 đảng viên miễn sinh hoạt, 3 đồng chí đảng viên trên 80 tuổi, còn lại 4 đảng viên là cán bộ công chức phường xuống sinh hoạt. Từ năm 2010 đến nay chưa kết nạp đảng viên mới. Hoạt động đoàn chỉ sôi nổi vào dịp hè khi số đoàn viên thanh thiếu niên nghỉ học về nghỉ hè.

Cũng như trăn trở của ông Long, anh Thông, ông Nguyễn Quốc Vị, Bí thư Chi bộ khu phố 1, phường Đông Cương, TP Thanh Hóa cho rằng, hiện nay công tác phát triển đảng viên trẻ ở khu phố gặp không ít khó khăn. Chi bộ phố 1 có 27 đảng viên, đảng viên già chiếm 2/3 chi bộ. Nghị quyết đại hội chi bộ đề ra mỗi năm kết nạp 1-2 đảng viên mới, chi bộ mặc dù mỗi năm đều đạt chỉ tiêu đề ra, kết nạp được 1 đảng viên mới. Tuy nhiên, vấn đề tạo nguồn, dự nguồn cho Đảng còn phụ thuộc lớp thanh niên, sinh viên ra trường. Hầu hết lớp trẻ không thiết tha, ngại sinh hoạt đoàn, Đảng.

Không chỉ riêng TP Thanh Hóa, một số thị xã, thành phố lớn trên địa bàn tỉnh cũng “đau đầu” trong công tác phát triển đảng viên mới tại khu phố. Mặc dù tổ chức Đảng không khuyến khích những người cao tuổi tham gia cấp ủy tại cơ sở, nhưng trên thực tế, đảng viên trẻ thì “hiếm hoi” lại chưa đủ kinh nghiệm để đảm đương vị trí tổ chức giao thì việc đưa cán bộ đảng viên có tuổi vào vị trí công tác cũng là điều kiện tốt. Phát huy được trí tuệ, kinh nghiệm của lớp đảng viên cao tuổi nhằm đào tạo, bồi dưỡng lớp trẻ kế cận.

Theo đánh giá của Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Sầm Sơn Vũ Thị Suất, bên cạnh điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển Đảng như cấp ủy Đảng từ thành phố đến cơ sở rất quan tâm, xem công tác phát triển đảng viên mới là nhiệm vụ quan trọng của công tác Đảng, chất lượng đảng viên mới kết nạp ngày càng được nâng lên thì hạn chế hiện nay là số lượng đảng viên được kết nạp hằng năm ở các chi bộ thôn, khu phố còn ít, không đồng đều, có xu hướng ngày một giảm. Nhiều chi bộ thôn, khu phố trong nhiều năm không kết nạp đảng viên mới. Số đảng viên bị xóa tên hằng năm ngày một tăng, vai trò của chi bộ trong việc phát triển đảng viên còn yếu, chưa chủ động kế hoạch tạo nguồn, phát triển đảng viên. Các tổ chức đoàn thể chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác phát triển Đảng, phong trào hoạt động còn nghèo nàn, chưa thu hút được đoàn viên, thanh niên, hội viên tham gia hoạt động.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]