(vhds.baothanhhoa.vn) - Bạn đã hiểu được bao nhiêu trong tình yêu? Tình yêu rộng lớn, không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ giữa nam - nữ? Tất cả những điều này cần được tỉnh thức và gắn bó trong niềm tin. Đó cũng là thông điệp của cuốn sách tựa đề: “Yêu” của tác giả Osho.

Yêu trong tỉnh thức

Bạn đã hiểu được bao nhiêu trong tình yêu? Tình yêu rộng lớn, không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ giữa nam - nữ? Tất cả những điều này cần được tỉnh thức và gắn bó trong niềm tin. Đó cũng là thông điệp của cuốn sách tựa đề: “Yêu” của tác giả Osho.

Yêu trong tỉnh thức

Chắc chắn các bạn luôn thừa nhận rằng, sự kết nối về mặt tâm hồn, nội tâm sẽ khiến cho mối quan hệ luôn bền chặt. Một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý đã nói rằng: trong tình yêu, đừng nói đến điều kiện. Hãy yêu mà đừng đòi hỏi gì cả, nếu có được tâm thái ấy, tình yêu của tất cả chúng ta mới trở nên thênh thang, không còn là nơi bó hẹp cho những tâm hồn đón nhận.

Thực hành điều ấy có khó không?

Theo lý giải của tác giả Osho thì mọi xung đột trên thế giới này đều bắt nguồn từ hiểu lầm. Cách thức hóa giải chính là cùng đối thoại, cùng tỉnh thức, và xây dựng khả năng đồng cảm thấu hiểu. Nếu bạn hiểu rằng, vào một thời điểm nào đó, vào hoàn cảnh nào đó, người này làm thế này, thế kia là đều có tính lý do, bạn sẽ có độ thông cảm cao hơn với họ. Không gì là không thể giải quyết.

Rất thú vị, tác giả đã cung cấp thông tin: medicine (thuốc) có cùng nguồn gốc với từ meditation (thiền), thuốc chữa lành cơ thể, thiền chữa lành tâm hồn.

Chúng ta cần phải hiểu điều này, dù nghe ra có vẻ phức tạp: nếu không yêu, bạn sẽ cô đơn, còn nếu yêu, thật sự đang yêu, bạn trở nên cô độc. Nghĩa là cô đơn là nỗi buồn còn cô độc thì không. Cô độc là cảm giác rằng bạn đã hoàn thiện. Bạn không cần ai khác chỉ bạn là đủ. Tình yêu khiến bạn toàn vẹn. Những người yêu nhau trở thành những người cô độc - thông qua tình yêu, bạn chạm đến nội tâm trọn vẹn của mình. Tình yêu khiến bạn toàn vẹn là vậy.

Khi tình yêu suy yếu, nó trở thành sự chiếm hữu, ghen tuông, đấu tranh giành quyền lực, quyền chi phối, thao túng - cả ngàn lẻ một thứ, tất cả đều xấu xí. Khi tình yêu tung cánh lên bầu trời, đó là sự tự do, tự do tuyệt đối.

Mọi sự trưởng thành đều cần có tình yêu nhưng là tình yêu vô điều kiện. Nếu tình yêu có điều kiện, sự trưởng thành không thể trọn vẹn. Nếu yêu sâu sắc, dần dần bạn sẽ nhận thấy tình yêu của bạn ngày càng trở nên thiền tịnh hơn. Sự tĩnh lặng đang đi vào trong bạn. Các suy nghĩ biến mất, các khoảng cách biến mất, chỉ còn sự tĩnh lặng. Bạn đang chạm đến nội tâm sâu sắc của chính mình.

Người ta gọi Osho là bậc thầy tâm linh - là người “ngoại hạng” là có tính lý do. Xuyên suốt tác phẩm “Yêu”, người đọc có cảm giác như lời chiêm nghiệm thật nhẩn nha của tác giả. Lời của Osho thật thấm thía: tình yêu làm được hai việc, đầu tiên nó mang cái tôi đi, sau đó nó trao cho bạn trọng tâm. Đúng là tình yêu là một “nhà giả kim” vĩ đại.

Theo tác giả, có 3 kiểu tình yêu, tình yêu số một là yêu theo định hướng đối tượng, tức là có một đối tượng để yêu. Tình yêu thứ hai, đối tượng không quan trọng, chủ thể mới quan trọng. Bạn yêu thương nên muốn dành tặng tình yêu của mình cho ai đó. Nhưng tình yêu là phẩm chất của bạn, không phải định hướng theo đối tượng. Kiểu tình yêu số 2 thuộc về tình bạn hơn là sự ham muốn và nó sẽ làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn. Còn ở dạng thứ 3, tình yêu là lúc bạn yêu thương vạn vật, khi đạt đến tầm đó, tình yêu trở thành vô điều kiện, tình yêu sẽ biến thành thiền - chữa lành tâm hồn. Với kiểu tình yêu số 3, bạn chính là tình yêu. Khi ấy, bạn có thể mãi yêu thương và tình yêu đó không bao giờ kết thúc.

Với Osho, phải chăng đó là quá trình tỉnh thức từ “tôi” đến chúng ta, là sự nhận thức tình yêu như một cơn gió mát lành và cuối cùng gắn kết trong niềm tin yêu mỗi chúng ta hoàn toàn có thể đạt đến trạng thái: sau tất cả còn tình yêu ở lại.

Đến đây tôi chợt nhớ về những câu thơ đầy nữ tính và vị tha của nữ sĩ Xuân Quỳnh: “Chỉ còn anh và em, cùng tình yêu ở lại” (Thơ tình cuối mùa thu). Đúng là không phân biệt không gian, thời gian, dù ở bất kỳ thời đại nào, thì sự nhận thức của những “hiền triết” cũng gặp nhau ở một điểm.

Nguyễn Hường (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]