Bản Trung Thắng chưa có điện!
Chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông ở bản Trung Thắng, xã Mường Lý gặp nhiều khó khăn, đói nghèo cũng vì thế mà đeo bám quanh năm.
Trong những ngôi nhà ở bản Trung Thắng khi không có điện.
Đã rất lâu tôi mới có dịp trở lại bản Trung Thắng - nơi có 77 hộ dân sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Đến đầu bản, hình ảnh đầu tiên chúng tôi nhìn thấy là những ngôi nhà gỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, nhưng hầu hết đã xuống cấp. Nhà Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Sùng A Khoa so với những gia đình khác trông khang trang, vững chãi hơn. Trong căn nhà gỗ thấp, lợp fibro xi măng, anh Khoa kể cho chúng tôi nghe đủ chuyện gần xa, vui buồn về cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Được thành lập từ thập niên 90 thế kỷ XX, đến nay đã hơn 30 năm, bản chỉ có duy nhất một sự thay đổi, đó là số hộ và số nhân khẩu tăng lên. Còn cuộc sống bao năm nay vẫn như “điệu hát” buồn tẻ, lặp đi lặp lại. Điều anh Khoa trăn trở và buồn nhất là đến tận bây giờ bản vẫn chưa có điện.
“Không có điện nên bà con cũng không thể sử dụng được máy móc trong sản xuất và sinh hoạt. Nhiều gia đình tự chế điện nước, nhưng chỉ sử dụng được một bóng điện nhỏ mờ mờ. Cuộc sống của chúng tôi cứ trôi qua như vậy hàng chục năm nay”, anh Khoa thở dài.
Trưa tháng 6, ngoài trời nắng như đổ lửa, không khí ngột ngạt, oi bức. Dù chiếc quạt điện nhỏ hiếm hoi được bật lên nhưng cả khách và chủ mồ hôi vẫn vã ra như tắm. Anh Khoa giải thích, không được sử dụng điện lưới quốc gia, muốn có điện sáng phục vụ cuộc sống, nhiều hộ dân đã tự bỏ tiền kéo tạm điện từ bản Sài Khao về dùng, hoặc tự chế tạo máy phát điện từ nguồn nước suối. Thế nhưng, vì nguồn điện rất yếu và không ổn định, ngoài việc thắp sáng thì người dân không thể sử dụng vào việc khác được.
Bản Trung Thắng nói riêng, xã Mường Lý nói chung là vùng đất có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Do đó, nhiều loại cây trồng ở đây không phát triển hoặc có phát triển thì rất chậm do thiếu nguồn nước tưới. Còn ở trên các sườn đồi lại có độ dốc cao, cây rừng tự nhiên không còn nhiều nên khó giữ độ ẩm. Vì thế, bà con muốn phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng cũng không phải là điều dễ dàng. Nhiều năm nay, bà con chỉ canh tác được những cây có giá trị kinh tế thấp như ngô và lúa. Hiện thu nhập bình quân đầu người của bản chưa đầy 15 triệu đồng/người/năm.
Điểm sáng trong sản xuất của bà con bản Trung Thắng những năm trở lại đây là cây sắn. Anh Khoa cho biết, "hai năm qua được sự vận động, hướng dẫn của chính quyền địa phương, gia đình tôi và các hộ trong bản bắt tay vào trồng cây sắn năng suất cao trên đất đồi. Năm ngoái, gia đình thu được gần 50 triệu đồng tiền bán sắn. Vụ sắn năm 2024-2025, vì người dân tự ý mở rộng diện tích canh tác nên giá thu mua sắn giảm. Rút kinh nghiệm, vụ sắn năm 2025-2026 bà con đã chủ động ký kết bao tiêu sản phẩm với Công ty CP Sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh".
Được biết, xã Mường Lý còn có hai bản chưa có điện lưới quốc gia là bản Xa Lung và Trung Thắng. Hai bản này nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai nên dự kiến các hộ dân sẽ di chuyển đến khu tái định cư. Tuy nhiên vì nhiều lý do, dự án khu tái định cư vẫn chưa được thực hiện.
Ai cũng hiểu “điện, đường, trường, trạm” là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương mà Đảng, Nhà nước luôn chú trọng đầu tư. Mong rằng, những tâm tư của bà con dân tộc Mông bản Trung Thắng sẽ sớm được giải quyết, để cuộc sống của bà con sớm ổn định, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nâng cao.
Bài và ảnh: Tăng Thúy
{name} - {time}
-
2025-07-07 10:13:00
Lặng lẽ Thủy Long
-
2025-07-07 08:17:00
Mùa sen lên phố...
-
2025-07-07 07:00:00
Dự báo thời tiết hôm nay 7/7/2025
Dự báo thời tiết 19h ngày 6/7/2025
Bản tin Tài chính – Thị trường 6/7: Thị trường sách giáo khoa phục vụ năm học mới
Dự báo thời tiết 6/7/2025: Dự báo thời tiết Thanh Hóa chi tiết
Bản tin Dự báo thời tiết Thanh Hóa đêm 5 ngày 6/72025
Bản tin cảnh báo thiên tai và thời tiết 5/7/2025
Dự báo thời tiết 19h ngày 4/7/2025
Nơi biên giới Yên Khương
Bản tin Thời sự phát thanh 17h ngày 04/7/2025
Khi mỗi gia đình không chỉ sinh tối đa hai con