Peter Vanham vừa là chiến lược gia về truyền thông ở Mỹ, đồng thời cũng là cây viết về đề tài kinh doanh cho nhiều tạp chí nổi tiếng. “Trước khi tôi là CEO” là một hành trình khám phá của chính tác giả từ các câu chuyện cuộc đời và bài học của các CEO hàng đầu thế giới từ Heineken, Nestle, Tupperware, Wharton để tìm ra câu trả lời: làm thế nào để trở thành một giám đốc điều hành (CEO). Mỗi người đọc sẽ tự tìm ra cho mình một điều thú vị, ít nhất là cũng tự mình giải mã: bộ gen của người thành công là thế nào?

Bộ gen của người thành công

Peter Vanham vừa là chiến lược gia về truyền thông ở Mỹ, đồng thời cũng là cây viết về đề tài kinh doanh cho nhiều tạp chí nổi tiếng. “Trước khi tôi là CEO” là một hành trình khám phá của chính tác giả từ các câu chuyện cuộc đời và bài học của các CEO hàng đầu thế giới từ Heineken, Nestle, Tupperware, Wharton để tìm ra câu trả lời: làm thế nào để trở thành một giám đốc điều hành (CEO). Mỗi người đọc sẽ tự tìm ra cho mình một điều thú vị, ít nhất là cũng tự mình giải mã: bộ gen của người thành công là thế nào?

Bộ gen của người thành công

Đúng là những câu chuyện đời của người nổi tiếng và thành công luôn có sức hấp dẫn và lôi cuốn. Sách của Peter Vanham đã chỉ ra rằng: nếu bạn có xuất phát điểm tốt và trở thành CEO, đó là điều rất tốt. Song, tuyệt vời hơn nữa nếu cuộc đời của bạn bắt đầu từ số 0, đầy thăng trầm, trải qua nhiều trải nghiệm và cuối cùng bạn mới là CEO.

Trong hành trình ấy, đâu là mẫu số chung, đâu là các kỹ năng và các bước tiến cần cơ bản là gì?

Điều đầu tiên là cơ bản họ có các điểm chung, luôn tự hỏi lòng mình các câu hỏi sau: có thể học được điều gì mới mẻ không, có thể giúp đỡ người khác không và bản thân có thực sự đam mê không?

Tiếp theo các bộ kỹ năng cần có như: biết cách vượt qua sợ hãi, học cách ủy quyền, học cách tuyển dụng và sa thải để xây dựng các nhóm làm việc.

Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra cho tất cả với những ai muốn làm CEO rằng: hãy coi trọng cuộc hẹn với gia đình như cuộc họp với CEO. Tất cả những CEO thành đạt bền vững và hạnh phúc nhất là bởi sau lưng hay bên cạnh họ luôn có một gia đình đủ yêu thương và tin tưởng.

Rất thú vị, câu chuyện của McGovern - một trong 50 phụ nữ quyền lực nhất trong các tổ chức của Mỹ. Sau 28 năm làm việc trong lĩnh vực tư nhân, bà đã trở thành CEO của Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, đã có một câu chuyện thế này. Khi mà phải đấu tranh với nội tâm đó là nên nói thật với các CEO khác về cuộc gặp mặt với giáo viên mẫu giáo của con gái bà hay là nói dối đi gặp bác sĩ, cuối cùng bà đã nói thật. Ngay cuộc họp hôm sau, các CEO khác đã hỏi bà về cuộc gặp đó và chia sẻ cùng bà những điều vui về gia đình nhỏ của mình. Hãy biết yêu gia đình, tổ ấm của mình như yêu công việc, sự nghiệp của chính mình. Những CEO thành công là những người có khả năng cân bằng cuộc sống tốt nhất.

Hầu hết các CEO thành công đều xây dựng sự nghiệp thành công từ những sở thích. Họ đều trải qua những khoảnh khắc “khai sáng” khi phát hiện ra sở thích của mình và theo đuổi chúng. Đó có thể là tình yêu thể thao, với hàng hóa cần thiết, là công nghiệp xuất bản sách hoặc những giá trị tinh thần khác. Đối với các cá nhân này, một khi biết sở thích của mình là gì, họ sẽ tập trung cao độ vào đó. Họ cũng sẽ tin tưởng vào một kết quả tích cực vì họ tận hưởng những phút giây trong công việc và biết rằng họ đã làm tốt những việc phải làm. Trong hành trình ấy, có một điểm đặc biệt đó là các CEO thành công luôn có những người giúp họ nhận ra khả năng của mình.

Bài học được rút ra: chẳng mất gì khi nói với ai đó rằng họ tài năng và họ có thể thành công nếu biết tận dụng những tài năng ấy. Tất cả đều trở thành “cú hích” mạnh mẽ khởi động những nguồn năng lượng vô tận từ những con người tài ba nhất.

Và còn một bài học quan trọng hơn ở những trang cuối của cuốn sách, mà tác giả đã nhắn nhủ: đừng bao giờ quá nóng vội. Bởi không phải lúc nào người ở gần đích nhất cũng sẽ là người giành được chức vô địch. Cách xử lý một thất bại quan trọng hơn bất cứ điều gì và điều đáng sợ nhất là không thể học hỏi?

Một trong những câu hay nhất mà tôi ấn tượng từ cuốn sách đó là: hãy chủ động lựa chọn noi gương ai, phớt lờ ai và trong trường hợp nào thì cần phải “phát cây gây rừng”.

Vậy thì trong những vô số đặc điểm và bài học trên, bạn thấy mình có bao nhiêu phần trong đó? Bạn đã sẵn sàng để khởi động trở thành CEO của đời mình?

Nguyễn Hường (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]