Bộ Y tế hướng dẫn người dân mua và sử dụng thực phẩm chức năng đảm bảo
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn và khuyến cáo người dân tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm chức năng trước khi quyết định chọn mua để đảm bảo an toàn.
Ảnh minh họa.
Về thực phẩm chức năng, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Về chất lượng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Tất cả thông tin về các các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo được công khai trên các trang chính thức gồm: trang https://vfa.gov.vn/; trang https://dichvucong.moh.gov.vn/ và https://congkhaiyte.moh.gov.vn/?page=Project.MedicalPrice.Home.MedicalPrice.Announcement.list#module9.
Người dân có thể tra cứu tại các địa chỉ trên trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu), đảm bảo có đầy đủ các thông tin như: Tên sản phẩm; ngày sản xuất, hạn sử dụng; thành phần, thành phần định lượng; định lượng; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng; khuyến cáo về nguy cơ (nếu có). Đặc biệt, trên sản phẩm phải có ghi cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có). Sản phẩm phải có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.
Đặc biệt, người dân khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý phân biệt các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo, như: Uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đó sẽ khỏi bệnh; hoặc có hình ảnh bác sỹ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm, không có dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” là những nội dung quảng cáo vi phạm.
Các lưu ý dấu hiệu phân biệt vi phạm quảng cáo thực phẩm hiện đã được Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-22 15:15:00
Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX: Tiếp nhận số lượng tác phẩm kỷ lục
-
2025-04-22 14:54:00
Hướng dẫn giao thông phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
2025-04-21 15:56:00
Tăng tần suất các chuyến bay đi, đến Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp 30/4
Diễn biến mới thời tiết các điểm du lịch trên cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Vụ gần 600 loại sữa giả: Người tiêu dùng hãy lên tiếng để bảo vệ mình
Giả danh “nhân viên điện lực” đề nghị tải ứng dụng Epoint EVN
Bản tin Tài chính 21/4: “Đu đỉnh” với vàng, nhà đầu tư lỗ tới 8 triệu đồng/lượng
Dự báo thời tiết 21/4: Nắng nóng tiếp diễn, có nơi trên 38 độ C
“Bản sáng vùng biên”, ngày ấy sẽ không xa...
Ấn tượng đêm hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025
Kể chuyện sau ngày 30/4/1975: Tuổi trẻ - tự hào và trách nhiệm
Bản tin Tài chính 20/4: Chuyên gia đưa ra lời khuyên khi giá vàng “lao dốc” không phanh