Bước tiến trong chuyển đổi số
Hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan, đơn vị được duy trì bảo đảm phục vụ tốt công tác chuyên môn, chuyển đổi số (CĐS); 100% hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc chuyển đổi sang sử dụng IPv6; toàn tỉnh công nhận 60 đơn vị cấp xã hoàn thành các tiêu chí CĐS, tăng 1,6 lần so với năm 2023, nâng tổng số xã hoàn thành tiêu chí CĐS lên 95 đơn vị; tỷ lệ doanh nghiệp CĐS trên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế đạt 29,65%, tăng 3,85% so với năm 2023... là những kết quả nổi bật tỉnh Thanh Hóa đạt được trong thực hiện công tác CĐS 6 tháng đầu năm 2024.
Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị “Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh" tới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quyết tâm thực hiện phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, 6 tháng đầu năm 2024, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ công tác CĐS, nhằm hoàn thiện hạ tầng số, phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC)...
Toàn tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của Cổng dữ liệu mở của tỉnh với 250 cơ sở dữ liệu mở của 15 lĩnh vực; cung cấp 1.711 dịch vụ công (DVC) trên Cổng DVC quốc gia, trong đó có: 982 DVC trực tuyến toàn trình và 720 DVC trực tuyến một phần; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 91,31%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 93,97%; tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt 50,41%; số lượt khai thác tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng DVC quốc gia là 941.645 lượt.
Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm công tác CĐS, trọng tâm là 3 lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số, xã hội số 6 tháng đầu năm đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn.
Việc trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ liên thông trên môi trường mạng được duy trì ở cả 3 cấp và thực hiện trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp. Với tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống là 2.331.633 lượt văn bản; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99% đảm bảo công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền; nâng cao hiệu quả trong công tác phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống phần mềm Phản hồi Thanh Hóa đã tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân với tỷ lệ xử lý đúng hạn đạt trên 92% (đã tiếp nhận 320 phản ánh, kiến nghị; đã xử lý 294 phản ánh, kiến nghị và 26 phản ánh, kiến nghị đang trong quá trình xử lý đúng thời gian quy định).
6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh CĐS trong các ngành, lĩnh vực nhằm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số của tỉnh. Việc triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền chống thất thu thuế, thất thu ngân sách đã có 54.620 doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền với hơn 342,78 triệu hóa đơn; hỗ trợ đưa 429 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và sản phẩm đặc trưng của các huyện lên sàn thương mại điện tử...
Tổ công nghệ số cộng đồng xã Hoằng Thái (Hoằng Hóa) hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các dịch vụ số.
Nhằm đẩy mạnh CĐS, tỉnh Thanh Hóa cũng tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư, nhất là liên quan về lĩnh vực công nghệ thông tin, CĐS, trí tuệ nhân tạo... Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Các ngân hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, như: VNPT, Viettel, Mobile đã phối hợp với tổ công nghệ cộng đồng để triển khai hướng dẫn cho người dân, các tiểu thương cài đặt, sử dụng các dịch vụ số 4.0...
Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song công tác CĐS của tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Đối với những TTHC nằm trong danh mục các TTHC thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các thông tin cá nhân như: Số điện thoại, ngày cấp căn cước công dân, ngày/tháng/năm sinh của cha/mẹ chưa được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khiến tổ chức/công dân khi thực hiện nộp hồ sơ TTHC trên Cổng DVC quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phải nhập thủ công, gây mất thời gian và dễ xảy ra sai xót. Việc số hóa tài liệu, kết nối và chia sẻ dữ liệu của các ngành còn rời rạc; chưa hình thành được kho dữ liệu số của tỉnh để thực hiện quản trị và khai thác; việc liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Trung ương và địa phương còn khó khăn như cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu đất đai...
Đến nay, toàn tỉnh vẫn còn 2 thôn lõm sóng thông tin di động; 11 thôn chưa có hạ tầng internet băng rộng; 30.891 hộ chưa có điện thoại thông minh (chiếm tỷ lệ 31,79%) do đó việc các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận thông tin và sử dụng thiết bị thông minh gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn tỉnh còn thấp. Các chỉ tiêu đánh giá CĐS cấp xã chưa có trong hệ thống chỉ tiêu theo dõi chuyên ngành nên khó khăn cho các cơ quan chức năng thẩm tra trình công nhận hoàn thành tiêu chí CĐS cấp xã...
Xác định tập trung chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, toàn tỉnh phấn đấu hết năm 2024 có 200 đơn vị cấp xã hoàn thành tiêu chí CĐS; có 40% doanh nghiệp CĐS trên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về CĐS... 6 tháng cuối năm 2024, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung triển khai hiệu quả các mô hình, nền tảng số, đặc biệt tham mưu thúc đẩy CĐS ngành, lĩnh vực và CĐS trong doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GRDP của tỉnh...
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2024-11-08 13:13:00
Kết quả nổi bật trong chuyển đổi số giai đoạn 2021-2024
-
2024-10-25 13:31:00
Chuyển đổi số trong kinh doanh vận tải hành khách
-
2024-07-12 10:20:00
Nỗ lực số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
TP Thanh Hóa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Tập huấn kỹ năng viết tin, bài trên trang thông tin điện tử
Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Xu hướng đi chợ “online” của các gia đình trẻ
Mở rộng thị trường nhờ công nghệ số
Chuyển đổi số góp phần hiện đại hóa ngành thuế
Lang Chánh nỗ lực chuyển đổi số
Yên Định: Các mô hình tạo đột phá trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong phát triển sản phẩm ocop