(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các cá nhân, tổ chức tự ý lập bến thủy nội địa, vi phạm hành lang bảo vệ luồng thủy và đê điều. Mặc dù cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh các biện pháp xử lý, song tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Nóng” xử lý vi phạm bến thủy nội địa

Thời gian qua, các cá nhân, tổ chức tự ý lập bến thủy nội địa, vi phạm hành lang bảo vệ luồng thủy và đê điều. Mặc dù cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh các biện pháp xử lý, song tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp.

Toàn tỉnh hiện có 364 phương tiện thủy nội địa, trong đó cấp hồ sơ đăng kiểm cho 239 chủ phương tiện. Thời điểm hiện tại, đã đăng ký 26/63 phương tiện trên địa bàn TP Thanh Hóa, 32/44 phương tiện tại Yên Định, 11/57 phương tiện tại Thọ Xuân...

Đánh giá của cơ quan chức năng, phần lớn phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay không đăng ký, đăng kiểm; khi đóng mới phương tiện không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật theo quy định, hoặc được mua đi, bán lại bằng hình thức trao tay, không giấy tờ mua bán được cơ quan thẩm quyền xác nhận.

Thực tế, phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng lái, chứng chỉ, vẫn ngang nhiên hoạt động, chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển, khai thác cát, sỏi. Họ làm thuê cho chủ mỏ, thế nên khi gặp lực lượng chức năng họ chủ động liên hệ chủ mỏ lo liệu.

Theo quy định, phương tiện vận tải thủy nội địa hoạt động phải có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa, hóa đơn bán hàng, đăng kiểm, đảm bảo đầy đủ phương tiện cứu hộ, phòng cháy...

Thời gian gần đây, mặc dù chưa được cấp phép hoạt động, nhưng bãi tập kết than của Công ty TNHH Danh Hiệp vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ tại khu vực phường Tào Xuyên (TP Thanh Hóa). Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến hành lang đê điều, phức tạp tình hình giao thông đường bộ lẫn đường thủy.

Nhiều phương tiện hoạt động trong lĩnh vực thủy nội địa chưa được cấp đăng ký, đăng kiểm.

Thọ Xuân hiện có 7 mỏ cát, 9 bãi tập kết cát, đây cũng là một trong các địa phương có số phương tiện hoạt động trong lĩnh vực khai thác, vận chuyển cát, sỏi lớn nhất của tỉnh. Tuy nhiên, đến nay địa phương này mới chỉ đăng ký 11/57 phương tiện.

Năm 2018, lực lượng chức năng huyện Thọ Xuân đã xử phạt trên 52 triệu đồng đối với chủ và phương tiện khai thác cát, sỏi. Trong đó, lỗi chủ yếu liên quan đến kiểm định, đăng ký. Trong năm 2019 và đầu năm 2020, huyện Thọ Xuân đã phát hiện, xử lý 22 vụ, phạt tiền gần 100 triệu đồng, thu giữ 22 phương tiện khai thác cát, sỏi trái phép. Yêu cầu các chủ mỏ nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về khoáng sản; thực hiện đúng quy định trong giấy phép khai thác, chỉ được khai thác cát trong tọa độ diện tích, mức sâu, chế độ khai thác; đảm bảo đúng an toàn kỹ thuật trong khai thác...

Thời gian qua, Thanh tra Sở GT-VT Thanh Hóa thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đối với phương tiện thủy nội địa đang hoạt động nhưng chưa làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm...

Trong năm 2019, lực lượng thanh tra đã tiến hành xử lý 11 trường hợp vi phạm thủy nội địa, xử phạt gần 80 triệu đồng do vi phạm các lỗi: chở hàng hóa vượt mớn nước an toàn của phương tiện, điều khiển phương tiện ra vào chưa được phép của lực lượng chức năng. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác, quản lý bến thủy nội địa; đăng ký, đăng kiểm phương tiện và chứng chỉ chuyên môn, bằng lái, kiểm soát tải trọng. Kết quả xử phạt 21 triệu đồng. Ngoài ra còn tham mưu cho Sở GT-VT báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận dự án bến tạm giữ phương tiện thủy nội địa và khu neo đậu tránh trú bão; tập trung kiểm soát tải trọng phương tiện tại nơi xuất phát, tập kết hàng hóa, hoặc gần khu vực kho, cảng biển, bến thủy nội địa các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc...

Bên cạnh bất cập trong đăng ký, đăng kiểm phương tiện, công tác quản lý, bảo đảm ATGT lĩnh vực này cũng gặp nhiều thách thức, do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, chủ quan, các bến, bãi hoạt động thường xuyên thay đổi mực nước lên xuống. Trong khi chế tài xử phạt chở quá tải trọng, đăng ký, đăng kiểm chỉ dừng lại việc xử lý vi phạm hành chính...

Trước tình hình này, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các sở, ban ngành, chính quyền địa phương, tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự ATGT thủy nội địa trên địa bàn. Hạn chế mức thấp nhất tình trạng vận chuyển, khai thác cát, sỏi trái phép; tiếp tục thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng kiểm cho phương tiện thủy nội địa, tạo điều kiện cho chủ phương tiện thủy nội địa có đầy đủ hồ sơ theo quy định trong quá trình hoạt động...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]