(vhds.baothanhhoa.vn) - Không thể chủ quan vì đã có trong tay “bảo mối” từ cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch là công văn số 740/SVHTTDL-QLDL, càng không vì tình hình dịch, bệnh đã được kiểm soát, cũng như ỷ vào việc nước ta đã nhập khẩu vắc - xin phòng bệnh COVID-19 mà lơ là, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết dẫn đến phá bỏ các nguyên tắc, quy định.

Trở lại trong an toàn

Không thể chủ quan vì đã có trong tay “bảo mối” từ cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch là công văn số 740/SVHTTDL-QLDL, càng không vì tình hình dịch, bệnh đã được kiểm soát, cũng như ỷ vào việc nước ta đã nhập khẩu vắc - xin phòng bệnh COVID-19 mà lơ là, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết dẫn đến phá bỏ các nguyên tắc, quy định.

Trở lại trong an toàn

Các khu du lịch đón khách những phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh (ảnh minh họa)

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa ban hành công văn số 740/SVHTTDL-QLDL gửi các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới, đề nghị các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, đưa các hoạt động du lịch trở lại trong trạng thái bình thường.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần chủ động cập nhật và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, áp dụng các biện pháp phù hợp, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại đơn vị mình, đảm bảo vừa phòng, chống dịch có hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần kiểm soát chặt chẽ, giám sát và yêu cầu khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đối với các đối tượng từ nước ngoài, tỉnh ngoài, nhất là vùng có dịch, ngăn chặn có hiệu quả, kịp thời hoạt động nhập cảnh trái phép. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cũng cần kiểm soát chặt chẽ và thực hiệm nghiêm túc việc khai báo y tế.

Trở lại trong an toàn

Khách du lịch tham quan Khu DTLSVH Lam Kinh

Năm 2021, Ngành Du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón tới 11,9 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 22.858 tỷ đồng. Đây là con số khá cao, để hiện thực, ngay từ bây giờ cần phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ, có những biện pháp kích cầu phát triển du lịch trở lại, nhất là du lịch nội địa khi mà dịch bệnh đang có dấu hiệu lắng dịu, hoạt động sản xuất và đời sống trên toàn quốc dần trở lại bình thường.

Đưa các hoạt động du lịch trở lại là cần thiết lúc này để giữ đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nhất là đáp ứng các yêu cầu về phát triển du lịch như mục tiêu mà tỉnh Thanh Hóa đã đề ra trong năm 2021 cũng như cả giai đoạn 2020 - 2025. Tuy nhiên việc “mở cửa” trở lại ngành “công nghiệp không khói” bằng tâm thế nào và ở mức độ nào, lại phụ thuộc lớn vào nhận thực của các chủ thể kinh doanh du lịch cũng như ý thức của khách du lịch, hơn thế là sự vào cuộc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

Trở lại trong an toàn

Tăng cường các biện pháp để vừa đón khách du lịch đến với biển Sầm Sơn trong những ngày hè sắp tới vừa đảm bảo phòng, chống dịch, bệnh là điều cần thiết đòi hỏi trách nhiệm của cả các doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý

Không thể chủ quan vì đã có trong tay “bảo mối” của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch là công văn số 740/SVHTTDL-QLDL, càng không vì tình hình dịch, bệnh đã được kiểm soát, cũng như ỷ vào việc nước ta đã nhập khẩu vaccine phòng bệnh COVID-19 mà lơ là, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết dẫn đến phá bỏ các nguyên tắc, quy định. Phát triển du lịch, nhất là việc mở rộng các tour, tuyến, tăng cường các dịch vụ vì thế phải đảm bảo trong khuôn khổ quy định, nhất là phải đảm bảo các nguyên tắc theo khuyến cáo của Ngành Y tế và yêu cầu đặt ra tại công văn số 740/SVHTTDL-QLDL của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Đợt tái bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ hai tại thành phố Đà Nẵng trong năm 2020 và tại tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh đầu năm 2021 là bài học lớn cho chúng ta về việc thực hiện “mục tiêu kép” trong thời gian tới.

Chủ động, cẩn trọng chưa bao giờ là thừa cả. Các cơ sở kinh doanh du lịch cần vừa mở cửa, tăng cường các dịch vụ nhưng đòi hỏi phải lắng nghe, quan sát, chủ động các biện pháp phòng, tránh. Có như thế mới giúp chúng ta vừa khởi động lại được mạch chảy của du lịch trong nước, trong tỉnh, nhưng cũng không bị đe dọa bởi nguy cơ dịch bệnh trở lại. Yêu cầu này đòi hỏi cơ quan quản lý du lịch và chính quyền các cấp phải tăng cường các biện pháp theo dõi, giám sát để hoạt động du lịch trở lại trong khuôn khổ và đảm bảo sự an toàn.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]