(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng việc lãnh đạo người dân quan tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó du nhập các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong đó, mô hình chuyển đổi đất đồi, đất dốc kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thanh long bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Những năm qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng việc lãnh đạo người dân quan tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó du nhập các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong đó, mô hình chuyển đổi đất đồi, đất dốc kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thanh long bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 320 ha trồng cây thanh long. Một số địa phương có diện tích trồng lớn, như: Thạch Thành hơn 76 ha, Yên Định 65 ha, Bỉm Sơn hơn 25 ha, Như Xuân hơn 32 ha, Hậu Lộc hơn 21 ha... Ước tính hằng năm sản lượng hơn 6.000 tấn quả, giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Đây được xem là loại cây phù hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của nhiều địa phương cũng như trình độ sản xuất của người dân.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Để phát triển mô hình các địa phương đã tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Ngoài ra, các địa phường còn chủ động phối hợp với các HTX tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, bảo đảm tính bền vững cho loại cây trồng này.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ đã mở hướng lựa chọn mới cho người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Mô hình trồng cây thanh long đang thay dần diện tích đất đồi và những cây trồng kém hiệu quả kinh tế ở xã Thành Tiến (Thạch Thành), mở ra hướng đi cho người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Chia sẻ về lý do lựa chọn cây thanh long để phát triển kinh tế gia đình, ông Nguyễn Đăng Khánh ở thôn 6, xã Thành Tiến cho biết: Cây thanh long phù hợp với địa hình đồi núi, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, quả cho thu hoạch nhiều năm...; mặt khác đây là loại quả có nhiều dinh dưỡng nên được thị trường ưa chuộng.

Cây thanh long ruột đỏ “nở hoa” trên đất cằn khô Thanh Hóa

Để phát triển mô hình theo hướng bền vững, các sở, ban, ngành và các địa phương tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng những mô hình điểm trồng cây thanh long để người dân học tập kinh nghiệm và thấy được hiệu quả khi trồng cây thanh long; đồng thời, định hướng trồng các giống có năng suất, chất lượng cao; tích cực chuyển giao khoa học - kỹ thuật, khuyến khích người dân sản xuất theo hướng VietGAP để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]