Chất lượng đầu vào các trường THPT khu vực miền núi được cải thiện
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập những năm gần đây, mặc dù vẫn còn chênh lệch khá lớn giữa điểm chuẩn đầu vào các trường miền xuôi và miền núi, tuy nhiên, điểm chuẩn đầu vào khu vực miền núi đã được nâng lên. Đây là tín hiệu tích cực tạo động lực để ngành giáo dục tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, nâng cao chất lượng giáo dục.
Các thí sinh huyện Lang Chánh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.
Nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành giáo dục, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên và học sinh, năm học 2024-2025, điểm đầu vào lớp 10 tại nhiều trường THPT địa bàn miền núi đã được cải thiện đáng kể.
Tại Trường THPT Cầm Bá Thước (Thường Xuân), điểm đầu vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 của nhà trường là 20,1 điểm (tổng điểm 3 môn đã nhân hệ số). Điểm đầu vào đã được nâng lên 1 điểm trong năm học 2024-2025 với 21,1 điểm (bình quân điểm đầu vào của nhà trường là 29,479 điểm).
Thầy giáo Lê Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cầm Bá Thước, cho biết: "Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, nhà trường có tổng số 534 hồ sơ đăng ký dự thi, 16 hồ sơ tuyển thẳng với tổng số 605 nguyện vọng. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là 484 chỉ tiêu. Do đó, nhà trường đã chọn lựa được những thí sinh đủ điều kiện vào học tập tại trường.
Tại Trường THPT Như Thanh (Như Thanh), điểm đầu vào kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 là 28,6 điểm (tổng điểm 3 môn đã nhân hệ số). Điểm thủ khoa thi vào lớp 10 của nhà trường là 44,5 điểm (đã cộng điểm ưu tiên 0,5 điểm).
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Như Thanh Lê Ngọc Thông: "Được sự quan tâm của Huyện ủy, chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo Như Thanh đối với công tác dạy học, đặc biệt là công tác tổ chức ôn thi nghiêm túc, sự quyết tâm thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trong huyện, sự quan tâm tạo điều kiện của phụ huynh, nỗ lực của các em học sinh... những năm gần đây chất lượng đầu vào lớp 10 THPT công lập trên địa bàn huyện đã có sự cải thiện. Đây là tín hiệu vui đối với ngành giáo dục Như Thanh bởi thực tế, khu vực miền núi tỉnh ta hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn, vất vả trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tại các trường THPT khu vực miền núi khác như: THPT Bá Thước (Bá Thước), THPT Hà Văn Mao (Bá Thước), THPT Lang Chánh (Lang Chánh)..., năm học 2024-2025, điểm tuyển sinh đầu vào lớp 10 cũng đã được nâng lên.
Các thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 tại điểm thi Trường THPT Cẩm Thủy (Cẩm Thủy).
Thầy giáo Phạm Văn Học, Hiệu trưởng Trường THPT Bá Thước cho biết: Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024-2025, sau khi xét cả nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2, điểm đầu vào lớp 10 của trường đạt 14,4 (tăng 4,4 điểm so với năm ngoái). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới điểm tuyển sinh đầu vào của nhà trường, trong đó, công tác nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Bá Thước trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc. Nhờ vậy, chất lượng tuyển sinh ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cũng quyết định đến điểm sàn đầu vào của nhà trường.
Cô giáo Lê Nguyệt Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Hà Văn Mao cho biết: Những năm gần đây, số lượng học sinh đăng ký dự thi vào trường khá đông. Mỗi năm có khoảng hơn 100 thí sinh “bị loại”, do đó, chất lượng tuyển sinh của nhà trường ngày càng được nâng lên. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng, tạo động lực, hứng thú dạy và học cho cả giáo viên và học sinh.
Mặc dù, vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song những năm gần đây, nhiều trường THPT khu vực miền núi của tỉnh không còn phải hạ điểm tuyển sinh, “lấy vét” để đủ chỉ tiêu, cùng với việc số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao... khiến cho điểm số thi vào lớp 10 THPT tại khu vực miền núi có cơ hội được cải thiện. Ngành giáo dục các huyện miền núi đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục từ các bậc tiểu học, THCS để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, “kéo gần” khoảng cách giáo dục giữa khu vực miền núi và miền xuôi của tỉnh.
Bài và ảnh: Linh Hương
- 2024-10-10 16:04:00
Hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
- 2024-10-10 12:33:00
Thu hút đầu tư vào hệ thống giáo dục ngoài công lập vẫn khó
- 2024-08-02 16:25:00
Khi sách giáo khoa giảm giá
Ngành giáo dục Như Thanh và những “trái ngọt”
Những điểm thí sinh cần lưu ý khi thanh toán lệ phí xét tuyển đại học
Hội đồng Anh rút ngắn thời gian nhận kết quả thi IELTS xuống còn 2 ngày
Nghị lực vượt lên số phận của Nguyễn Sỹ Hoàng Anh
Khi sinh viên đi làm ngày hè
Bộ GD-ĐT dự kiến điều chỉnh tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa
Tinh thần học tập - di sản gia đình trao truyền qua các thế hệ
Tuyển sinh Đại học: Thí sinh cân nhắc chọn ngành học phù hợp năng lực, sở thích
“Trổ tài” viết chữ đẹp