(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, đặc biệt gần đây tại Việt Nam xuất hiện bệnh do vi rút Zika. Đây là 2 bệnh truyền nhiễm cấp tính đều do muỗi Aedes truyền bệnh, có thể gây thành dịch. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika

(VH&ĐS) Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, đặc biệt gần đây tại Việt Nam xuất hiện bệnh do vi rút Zika. Đây là 2 bệnh truyền nhiễm cấp tính đều do muỗi Aedes truyền bệnh, có thể gây thành dịch. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Riêng bệnh do vi rút Zika đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, trong thời gian từ tháng 10/2016 đến nay, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam dịch bệnh đã bùng phát với số trường hợp mắc tăng nhanh hàng ngày.

Tại Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 153 ca mắc sốt xuất huyết và chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika.

Xuất phát về sự giao lưu kinh tế, du lịch, thương mại, lao động rất đa dạng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, cũng như tại các tỉnh, thành trong cả nước, nguy cơ dịch sốt xuất huyết Dengue và bệnh do vi rút Zika có thể lây lan rộng trong cộng đồng là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch ngành Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa đã chỉ đạo và triển khai nhiều hoạt động đồng bộ nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động phối hợp với Đài truyền thanh, truyền hình huyện thực hiện tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch, bệnh tại địa phương. Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch ngành Y tế đã chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đăng tải trên báo viết, phát thanh, truyền hình các tin, bài về hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi chủ động phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh; phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện Tĩnh Gia (huyện có ổ dịch sốt xuất huyết Dengue năm 2015) và Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lộc tổ chức mít tinh ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết.

Bên cạnh các hoạt động truyền thông, ngành Y tế đã tổ chức 2 lớp tập huấn về lồng ghép sử dụng phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, xử lý ổ dịch cho 69 học viên là cán bộ của Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Định kỳ hàng tháng các xã, phường, thị trấn tổ chức huy động nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải phòng, chống dịch bệnh; 100% xã điểm, có mạng lưới cộng tác viên sốt xuất huyết định kỳ hàng tháng kiểm tra vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh đến tận hộ gia đình... Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa đã chỉ đạo 18 huyện dự án xây dựng kế hoạch giám sát dịch tễ định kỳ 1 lần trong tháng tại các xã điểm, xã nguy cơ đồng thời chủ động lập kế hoạch tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Đến nay trên toàn tỉnh đã có 59 xã (gồm 34 xã điểm, 16 xã nguy cơ, 9 xã giám sát) tổ chức thực hiện theo kế hoạch.

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue và bệnh do vi rút Zika đạt hiệu quả, trước hết cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự tham gia của mỗi người dân, mỗi gia đình và của cả cộng đồng chủ động thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế là:

- Tại các hộ gia đình đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

Ths. Bs. Nguyễn Văn Hoàng

Trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm TTYTDP Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]