(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc trùng tu, tôn tạo di tích không phải câu chuyện của một giai đoạn. Bảo vệ, tu bổ, phục hồi di sản được xác định là lĩnh vực nhiều khó khăn, được quy định chặt chẽ bởi luật, nghị định, thông tư..., thực hiện bởi sự tâm huyết, cẩn trọng của những người có trách nhiệm, dưới sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.

Chuyện di sản: Khi luật đã có

Việc trùng tu, tôn tạo di tích không phải câu chuyện của một giai đoạn. Bảo vệ, tu bổ, phục hồi di sản được xác định là lĩnh vực nhiều khó khăn, được quy định chặt chẽ bởi luật, nghị định, thông tư..., thực hiện bởi sự tâm huyết, cẩn trọng của những người có trách nhiệm, dưới sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.

Chuyện di sản: Khi luật đã cóViệc trùng tu tại Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân) được thực hiện đúng quy trình.

Di tích đình Thượng Phú (còn gọi là đình Kim Sơn) xã Hà Đông (Hà Trung) là một trong những ngôi đình cổ có giá trị kiến trúc, điêu khắc nổi bật trên địa bàn huyện Hà Trung. Ngôi đình mang kiến trúc Chăm rõ nét được xác định đã có lịch sử khởi dựng cách ngày nay khoảng 600 năm. Đi qua thời gian, bom đạn chiến tranh, đình Thượng Phú những năm qua bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dù được người dân địa phương nhiều lần chắm vá, chống xuống cấp song ngôi đình cổ không tránh khỏi sự hư hại. Dẫu vậy, việc trùng tu đình cổ Thượng Phú, với người dân địa phương cả về vật lực, kỹ thuật đều là quá sức.

Trước thực trạng đó, ngày 2-8-2023, Tỉnh ủy đã có văn bản về chủ trương đầu tư và phương án tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phú xã Hà Đông. Dự án trùng tu, tôn tạo đình Thượng Phú do UBND huyện Hà Trung làm chủ đầu tư với dự toán kinh phí hơn 8,6 tỷ đồng.

Ngay khi biết tin đình Thượng Phú sẽ được tu bổ, tôn tạo, chúng tôi ghé thăm di tích. Ông Trần Văn Nam - người trông coi đình Thượng Phú suốt 23 năm qua và ông Lê Văn Thanh - Bí thư chi bộ thôn Kim Sơn bày tỏ niềm vui: “Mỗi năm chứng kiến ngôi đình làng lún xuống, đổ “xiêu” từng chút, rồi mối mọt, quả thực rất lo lắng. Biết tin đình sắp tới sẽ được nhà nước đầu tư kinh phí trùng tu, người dân trong làng ai cũng hân hoan, vui mừng”.

Bà Phan Thị Lan, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hà Trung, cho biết thêm: “Việc trùng tu đình Thượng Phú đang ở những bước đầu, hiện UBND huyện Hà Trung đã trình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở dự án. Khác với các công trình xây dựng thông thường, việc tu bổ, tôn tạo di tích cần nhiều bước, không thể vì sự vội vàng mà bỏ qua quy trình, tránh để xảy ra sai sót đáng tiếc. Hà Trung là địa phương có số lượng di tích lớn, đặc biệt là di tích đình làng. Nhiều di tích trên địa bàn huyện có dấu hiệu xuống cấp, tuy nhiên việc trùng tu di tích đều được cân nhắc cẩn trọng, đưa ra những phương án phù hợp, tối ưu theo quy định của Luật Di sản và các nghị định, thông tư. Bởi đó không chỉ là câu chuyện của nguồn kinh phí. Mà phải làm thế nào để giữ lại nhiều nhất giá trị vốn có của di sản ông cha”.

Trên vùng đất “hai vua” Thọ Xuân là sự hiện hữu dày đặc của di tích. Theo kiểm kê, trên địa bàn huyện Thọ Xuân có tới 256 di tích (bao gồm cả phế tích). Trong số 56 di tích đã được xếp hạng có 2 di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích Lam Kinh và Đền thờ Lê Hoàn.

Sau gần 4 tháng trùng tu, đền thờ Lê Hoàn đang dần hoàn thiện. Bà Mai Thị Mùi, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thọ Xuân cho biết: “Việc trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn huyện Thọ Xuân được thực hiện nghiêm theo quy định. Từ việc lựa chọn đơn vị tư vấn, đơn vị thi công đều được thẩm định kỹ lưỡng, có kinh nghiệm, trách nhiệm. Đơn vị đang đảm nhận việc thi công tu bổ tại đền thờ Lê Hoàn là Công ty TNHH xây dựng Vĩnh Định”.

Quay lại câu chuyện để xảy ra sai phạm trong bảo vệ, tu bổ, tôn tạo tại các di tích trên địa bàn tỉnh thời gian qua, bên cạnh nguyên nhân về việc nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cấp ủy, chính quyền, ban quản lý và người dân một số địa phương về quy định liên quan đến di sản dẫn đến những hành xử, ứng xử, quản lý, giám sát chưa đúng; thì bên cạnh đó, năng lực, trình độ của các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công các công trình di tích cũng là vấn đề được đặt ra. Tại Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa XVIII (diễn ra vào tháng 7-2023) thảo luận về lĩnh vực văn hóa, ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thẳng thắn chia sẻ về việc thiếu và yếu các đơn vị tư vấn, với những dự án có quy mô hàng chục tỷ đồng trở lên thì trên địa bàn tỉnh chỉ có 2, 3 đơn vị đủ năng lực. Bên cạnh đó, một số địa phương còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm về tu bổ, tôn tạo di tích. Ngay cả việc phân biệt giữa tu bổ, phục hồi, tôn tạo nhiều khi cũng bị hiểu lẫn lộn.

Đồng quan điểm với ý kiến của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Thanh Hóa cho rằng: “Bên cạnh việc khó khăn về nguồn kinh phí, thì các cấp chính quyền hiện nay đang không có nhiều sự lựa chọn trong việc tìm đơn vị tư vấn, đơn vị thi công tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích”.

Chuyện di sản: Khi luật đã cóDi tích đình Thượng Phú xã Hà Đông trong thời gian tới sẽ được tu bổ, tôn tạo.

Liên quan đến việc tu bổ, phục hồi di tích đã được quy định rõ trong Nghị định 166/2018/NĐ-CP về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; cùng với đó, Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL cũng Quy định chi tiết về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Thông tư quy định nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật đồ thờ; thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích... Trong đó, nguyên tắc thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Và nguyên tắc hoạt động thi công tu bổ di tích ngoài việc phải tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích thì phải được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích, thường xuyên tham vấn ý kiến của nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân, và cộng đồng dân cư.

Chia sẻ quan điểm về việc làm thế nào để việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích đạt được kết quả tốt nhất, tránh những sai sót, hạn chế đáng tiếc, ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết: “Liên quan đến câu chuyện di sản đã có rất nhiều quy định, từ luật đến nghị định, thông tư. Với các địa phương khi tiến hành tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích cũng cần nhiều yếu tố, từ năng lực quản lý của người phụ trách lĩnh vực, phòng chuyên môn; làm thế nào lựa chọn đơn vị tư vấn, thi công có năng lực... Thì có một vấn đề rất cần được chú trọng, đó chính là ý kiến đóng góp, sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích. Di tích là từ Nhân dân mà có, có được giữ gìn, phát huy giá trị hay không cũng là bởi người dân. Người dân là chủ thể cũng là đối tượng “thụ hưởng” trực tiếp. Khi ý kiến, vai trò người dân được tôn trọng, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt nhất”.

"Quan sát những vụ việc di sản bị xâm hại, sai phạm trong quá trình tu bổ, tôn tạo, phục hồi, tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa nằm ở vấn đề con người. Tại sao người xưa có thể làm ra những công trình di tích khiến hậu thế “kinh ngạc” như vậy, là nhờ có sự quyết tâm và tài hoa công sức của con người. Khi chúng ta có những cán bộ giỏi chuyên môn, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm thì sẽ đảm bảo được quy trình thông suốt. Cùng với đó, việc tu bổ được đảm trách bởi những người làm tư vấn có trình độ, đơn vị thi công làm việc cẩn trọng thì việc tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích sẽ đạt được kết quả toàn vẹn và xác thực", ông Vương Văn Việt, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Bài và ảnh: Kiều Huyền - Thu Trang

Tin liên quan:
  • Chuyện di sản: Khi luật đã có
    Nhìn lại công tác trùng tu, tôn tạo di tích

    Năm nào cũng vậy, việc các di tích bị biến dạng do trùng tu vẫn luôn tốn không ít giấy mực của truyền thông, sự vào cuộc của các ngành, các cấp và là bài học không mới ở nhiều địa phương. Trùng tu không chỉ là công cuộc cứu giữ các giá trị nguyên bản mà còn để các thế hệ sau tiếp tục phát huy.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]